Yêu Như Chúa Yêu

Ngày đăng: Tháng sáu 5, 2024

Nếu ai đó hỏi: ‘Điều gì làm cho bạn hạnh phúc nhất? Có lẽ hầu như mọi người sẽ trả lời tình yêu. Hoặc câu hỏi. Ngược lại: ‘Điều gì khiến bạn đau khổ nhất?’ Có lẽ câu trả lời cũng sẽ là tình yêu. Tình yêu là một điều gì đó gắn chặt với cuộc đời ta. Nó là một huyền nhiệm mà ai cũng khát khao tìm kiếm để có một tình yêu chân thành. Tình yêu đó trải dài trong các mối quan hệ như tình yêu giữa cha mẹ đối với con cái; giữa anh chị em với nhau; tình yêu vợ chồng; bạn bè với nhau. Theo học thuyết Nho Gia gọi là Ngũ Luân: Quân Thần: Vua – Bề tôi, Phụ Tử: Cha – Con, Phu Phụ: Vợ chồng, Bằng hữu: tình Bạn bè và Đễ: tình Huynh đệ. Còn đối với người Kitô hữu chúng ta ngoài tình yêu trần thế còn có một tình yêu lớn lao và thiêng liêng hơn đến từ trời cao đó là tình yêu Thiên Chúa dành cho con người.

Thánh Gioan nói: “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8); yêu như Chúa yêu là một tình yêu, yêu cho đến cùng, một tình yêu phải trả bằng giá máu và cái chết; một tình yêu chịu đâm thủng trái tim khơi lên nguồn sống cho nhân loại. (x. Ga 19,34). Tình yêu luôn khao khát trao ban cho nhân loại mãi mãi. Để bày tỏ tâm tình tri ân và lòng tôn sùng đối với Tình yêu Thiên Chúa, Giáo hội dành tháng 6 để mời gọi các tín hữu kính Thánh Tâm Chúa. Khi tôn thờ Thánh Tâm Chúa, chúng ta suy tôn Tình yêu Thiên Chúa, tình yêu đón nhận và tình yêu trao ban đối với nhân loại qua Đức Giêsu Con Thiên Chúa làm người.

Yêu như Chúa – tình yêu đón nhận

Theo lẽ thường và tâm lý tự nhiên của con người, chúng ta thích yêu và dễ dàng đón nhận những điều hợp với ý muốn của ta, thích đón nhận những gì làm ta vừa lòng, những gì là dễ thương, dễ mến. Còn những gì là trái ý, những gì là khó thương, khó ở, khó chịu và đau khổ thì tránh càng xa càng tốt. Còn đối với Chúa Giêsu thì khác. Nhìn lại các trang Tin Mừng, Chúa đã đón nhận mọi người dù họ có yếu đuối, vấp ngã. Ngài đón nhận Mattheu – người thu thuế tội lỗi; một Giuđa bán Chúa; một Phêrô chối Thầy; hai anh em Giacôbê và Gioan đi cửa sau, nép áo mẹ để xin cho được ngồi bên hữu, bên tả Thầy; Madalena tội lỗi; người trộm lành… Chúa đã đón nhận họ với những yếu đuối, bất toàn và mở ra cho họ một con đường, một niềm hy vọng và hạnh phúc vĩnh cửu. Đối với chúng ta, Chúa Giêsu cũng luôn yêu thương và đón nhận dù chúng ta có bất trung, tội lỗi và Ngài cũng mong muốn chúng ta đón nhận nhau trong yêu thương, sẻ chia và tha thứ như Lời của Ngài: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (x. Ga 15,12).

Yêu như Chúa – Tình yêu trao ban

Khi chiêm ngắm hành trình của Chúa từ Bêlem đến Núi Sọ, chúng ta thấy rõ Chúa đã trao ban cho nhân loại chúng ta bằng cả mạng sống mình. Khi rao giảng, Chúa đã trao ban cho dân chúng của ăn thiêng liêng chính là Lời của Ngài và của ăn vật chất là bánh nuôi dưỡng con người khi thấy họ mệt nhọc và đói lả. Chúa chạnh lòng thương khi dân chúng vất vưởng, không người chăn dắt và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Trước khi về với Cha, Chúa đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ với di chúc ‘Tình yêu’ để các môn đệ cũng sẽ làm như Chúa đã làm cho anh em. Đặc biệt qua Bí Tích Thánh Thể, Chúa cho chúng ta được tham dự vào hiến tế hy sinh của Chúa và lãnh nhận nguồn sức sống là chính Thịt Máu Chúa để dưỡng nuôi đời sống cho nhân loại. Trên cây thập giá, Chúa đã trao ban lòng thương xót của Ngài khi xin Chúa Cha tha thứ cho những người xúc phạm đến Chúa. Chúa đã trao Mẹ Maria làm Mẹ của cả nhân loại để nhân loại luôn có Mẹ Chúa đồng hành. Ngày hôm nay, qua từng người, Chúa cũng muốn đời sống chúng ta trở thành những cầu nối mang tình yêu của Chúa đến với những người mà chúng ta gặp gỡ.

Chính nơi Thánh Tâm, Chúa luôn khát khao con người sống yêu như Chúa, là đón nhận và trao ban. Ước gì mỗi người chúng ta cũng mặc lấy tâm tình của Ngài, hòa vào mạch sống yêu thương của Ngài, sẵn sàng chấp nhận cả những đau khổ, thử thách, mất mát khi sống với anh chị em đồng loại. Đặc biệt là trở thành tấm bánh bẻ ra và ly rượu trao ban cho nhân loại qua chính cung cách khiêm tốn phục vụ và gương sống thánh thiện của chúng ta.

Anna Hoàng Hoài



Bài viết khác

Thiên Chúa Hứa Bảo Vệ Phẩm Giá Và Ban Tự Do Cho Ta Trong Đức Kitô (21.01.2025 Thứ Ba Tuần II Thường Niên, Năm C)

Con người thề hứa với nhau, hay với Chúa, thì nhiều khi cũng… ‘may rủi’ thôi. Bởi con người dễ thay đổi, lại bị nhiều giới hạn, và nhiều khi ‘lực bất tòng tâm’. Vì thế, lời thề hứa của con người – với nhau hay với Chúa – trước hết hàm nghĩa rằng mình […]


Cảm Nghiệm Chúa Hiển Linh Cho Mình Và Giúp Chúa Hiển Linh Cho Người Khác (19.01.2025 Chúa Nhật II Thường Niên, Năm C)

Đã là Chúa Nhật 2 Thường Niên, song vẫn còn chủ đề về Hiển Linh, cũng như Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu chịu Phép rửa tuần rồi. Bởi vì như chúng ta biết, cả biến cố Chúa chịu Phép rửa lẫn phép lạ đầu tiên ở tiệc cưới Cana đều được gán ý nghĩa Hiển […]


Gặp Thầy Thuốc Đi, Còn Chờ Gì Nữa! (18.01.2025 Thứ bảy Tuần I Thường Niên Năm C)

“Hãy theo Ta!” Chúa nhìn thấy điều gì hay/tốt/triển vọng nơi ông Lêvi để quyết định gọi ông theo Người? Cứ theo các tiêu chuẩn thường tình của con người thì chúng ta khó trả lời câu hỏi này. Khi Chúa chọn và thành lập Nhóm Mười Hai, thì Phúc Âm nói “Người chọn những […]


Tin Và Lắng Nghe Chúa Giêsu Để Nhận Biết Chúa Cha (11.01.2024 Thứ Bảy Sau Lễ Hiển Linh)

Nếu thời các Tông Đồ mà có Bộ Giáo lý Đức tin thì hẳn thánh Gioan Tông Đồ rất phù hợp để làm bộ trưởng. Bởi như ta thấy, ngài quan tâm nhấn mạnh những điều thật nền tảng trong đức tin của chúng ta! Và điều nền tảng nhất, đó là: Chúa Giêsu là […]


Tin Chúa Giêsu: Tăng Cường Khả Năng Yêu Thương (09.01.2024 Thứ Năm Sau Lễ Hiển Linh)

Đây là luận chứng của thánh Gioan: Thiên Chúa yêu thương chúng ta -> ta đáp lại bằng lòng yêu mến Chúa -> yêu mến Thiên Chúa thì yêu thương anh chị em mình -> tinh thần thế gian là ích kỷ, kiêu ngạo, hận thù, loại trừ… vì thế, ai yêu thương anh chị […]


Ai Không Yêu Thương, Người Ấy Không Biết Thiên Chúa (07.01.2024 Thứ Bau Sau Lễ Hiển Linh)

“Thiên Chúa là Tình Yêu”. Đoạn Thư 1 Gioan hôm nay là một trong những bản văn quan trọng nhất của (trường phái) thánh Gioan, âm vọng lại lời tuyên bố mấu chốt của chính Chúa Giêsu trong Tin Mừng Gioan: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một, […]


Chúa Giêsu Đến, Người Mở Ra Sứ Mạng Cho Chúng Ta (04.01.2025 Thứ Bảy Trước Lễ Hiển Linh)

Thánh Gioan nêu ra và nhấn mạnh sự tương phản giữa tội lỗi và sự công chính – đồng thời truy nguồn cả hai. Ai phạm tội thì thuộc về ma quỉ. Ai thực hành sự công chính thì thuộc về Chúa Giêsu Kitô, và do đó thuộc về Thiên Chúa. Điểm đặc sắc đáng […]


“Con Đường Tổng Hợp” Của Gioan Tông Đồ Và Gioan Tẩy Giả (02.01.2025 Thứ Năm Trước lễ Hiển Linh)

Là chứng nhân trực tiếp biến cố Chúa Giêsu Kitô và là một tâm hồn chiêm niệm thâm sâu, lại có cơ hội chiêm niệm dài lâu, thánh Gioan ở tuổi xế chiều viết sứ điệp cho các tín hữu rất cô đọng và hàm súc. Độc giả hời hợt, chưa đủ chiều sâu kinh […]


Những Tương Phản – Và Ta Chọn Bên Nào Của Những Tương Phản? (31.12.2024 Thứ Ba, Ngày Bảy Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh)

Đoạn Thư 1Ga 2,18-21 như khúc dạo đầu gọi tên sự đối kháng giữa ‘Kitô’ và ‘phản Kitô’, giữa ‘sự thật’ và ‘sự dối trá’. Từ đó chúng ta đi vào 18 câu đầu Tin Mừng Gioan, được coi là bản tóm tắt của toàn bộ sách Tin Mừng này, với những cặp tương phản […]


Một Thánh Gia Thì Như Thế Nào? (29.12.2024 Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất)

Con Thiên Chúa làm người cần một gia đình. Và chúng ta có thể ghi nhận ngay rằng gia đình, trong mọi nền văn hoá, đều là một giá trị ‘linh thiêng một cách nhân bản’! Sự có mặt của Chúa Giêsu làm cho mối dây hôn nhân của Đức Maria và thánh Giuse trở […]


Tham Vọng, Cường Quyền Gây Ra Những Oan Khiên Và Những Liên Luỵ Trong Đời (28.12.2024 Thứ Bảy, Ngày Tư Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh – Mừng Kính Các Thánh Anh Hài)

Con Thiên Chúa đến làm người, vừa mới sinh ra trong hình hài một em bé măng sữa thì đã bị lên án… tử hình! Em không có quyền sống, vì sự tồn tại của em được thấy là mối đe doạ rất nguy hiểm cho địa vị và quyền lực của nhà vua (Hêrođê)… […]


Trong Chúa Giêsu, Có Tinh Thần Phi Bạo Lực, Tha Thứ Và Bình An (26.12.2024 Thứ Năm, Ngày Hai Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh – Thánh Stêphanô)

Lễ thánh Têphano tuẫn đạo nối liền sau lễ Chúa Giáng Sinh. Liền sau ‘sinh’ là ‘tử’! Có vẻ tương phản và không hợp tình hợp cảnh… nhưng thật ra chính vì đón nhận và tin vào Chúa Giêsu mà Têphano đã đón nhận cái chết ‘tuẫn đạo tiên khởi’ này của mình. Cần thấy […]