Những Người Khách Qua Đường (26.11.2024 Thứ Ba Tuần XXXIV Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng mười một 25, 2024

Thị kiến trong sách Khải huyền về Con Người đến trong đám mây, có các thiên thần cầm liềm sắc bén, hạ liềm xuống thu hoạch lúa và nho… hầu như được giải thích bằng Thánh vịnh 95 (Đáp ca) rằng đó là “Chúa ngự đến cai quản địa cầu” – mà chúng ta giải thích, một lần nữa, rằng đó là quang cảnh Phán xét chung. Tất cả hạ màn, kết thúc. Nhưng kết thúc như thế nào, những gì còn, và những gì hết?

Bài Tin Mừng gợi cho ta một hình dung khi đề cập đến Đền thờ với mô tả về sự đồ sộ nguy nga lộng lẫy, “được trang hoàng bằng đá quí với những lễ vật quí”. Nhưng thật là tương phản khi Chúa Giêsu ‘xuống’ một câu bình luận dưới dạng một lời tiên báo: “Sẽ không còn hòn đá nào trên hòn đá nào!”…

Tất cả những điều này, trong bầu khí sắp kết thúc một năm Phụng vụ và vẫn còn trong tháng 11 của Giáo hội (tháng hướng về những người đã chết) có thể gợi cho chúng ta những suy nghĩ gì? Nghĩ về gì nếu không phải là về tính tạm bợ, vô thường của mọi sự. Ngay cả những gì được cho là vững vàng kiên cố nhất cũng sẽ qua đi. Như lời sách Giảng viên: “Tất cả đều là phù vân”! Hay như câu ngạn ngữ Pháp: “Tout passe, tout lasse, tout casse, et tout se remplace” (mọi sự xảy ra, mọi sự mòn mỏi, mọi sự vỡ tan, và mọi sự được thay thế). Nói tắt, không có gì vĩnh tồn!

Nói thật đúng: Không có gì vĩnh tồn ngoài Thiên Chúa và những gì thuộc về Thiên Chúa! Vậy thì, nếu chúng ta muốn vĩnh tồn trong Thiên Chúa, ta phải bảo đảm mình ‘thuộc về những gì thuộc về’ Ngài! Mình phải để cho Con Thiên Chúa cứu (save) mình. Nó cũng giống như trong ngôn ngữ máy tính đó: trước khi tắt chương trình (shut down), thì cái gì được ‘save’ mới còn, cái gì không được ‘save’ thì mất…

Tất cả chúng ta đều là những kẻ tạm trú trong cõi đời này. Không có ai thực sự ‘thường trú’ cả! Và khi đời này đóng lại, ai được ‘save’ sẽ đi vào đời sống vĩnh cửu. Đừng quên, theo lời thánh Phaolô, ta không mang ngay cả đức tin và đức cậy vào đời sống ấy, ta chỉ mang ĐỨC ÁI thôi.

Có câu chuyện về vị thầy nọ cho một lữ khách lỡ đường trú chân trong nhà mình. Khách ngạc nhiên nhận thấy trong nhà chẳng có gì, ngoài vài đồ dùng tối giản, mà rất thô sơ, chẳng có giá trị gì cả.

-Sao nhà ngài trống trơn, không có đồ đạc gì hết vậy? Khách tò mò hỏi.

-Sao ông cũng không có đồ đạc gì hết vậy, ngoài chiếc balô? Chủ hỏi lại.

-Vì tui là khách qua đường thôi mà!

-Thì tui cũng là khách qua đường thôi mà!

Đã vào tuần lễ cuối cùng của Năm Phụng vụ, mỗi người chúng ta rất nên nhớ lại: Mình là một khách qua đường trên cõi đời này! Một người lữ hành của hy vọng!

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Động Lực Sứ Mạng Thừa Sai Của Thánh Phanxicô Xavie (03.12.2024 Thứ Ba Tuần I Mùa Vọng)

Trình thuật về bài sai sứ mạng (mandat) ở Tin Mừng Mác-cô có một sự nhấn mạnh đáng lưu ý về “những phép lạ kèm theo”. Nào là “trừ quỉ”, nào là “cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc cũng không bị hại”, nào là “đặt tay chữa lành bệnh nhân”… Đây […]


Mùa Vọng! (01.12.2024 Chúa Nhật I Mùa Vọng)

Bước vào Mùa Vọng, điều ghi nhận đầu tiên là Lời Chúa, với sứ điệp tỉnh thức, vẫn liền mạch từ cuối Năm Phụng vụ trước (2024) đến đầu Năm Phụng vụ sau (2025). Bởi vì chân trời cánh chung, với cuộc Quang lâm của Chúa, vẫn còn nguyên đó, làm thành một trong hai […]


Chiến Đấu Dưới Cờ Vua Kitô Vua (28.11.2024 Thứ Năm Tuần XXXIV Thường Niên)

Ai từng tĩnh tâm theo lược đồ linh thao của thánh Inhaxio cũng có thể nhớ một bài tập chân truyền và cơ hữu mà dù người ta có ‘biến tấu’ kiểu gì cũng không bỏ qua cái cốt yếu của nó, đó là đề tài về ‘Hai màu cờ’. Lá cờ của Vua Kitô […]


Đừng Sợ Hãi, Đừng Lo Lắng! (27.11.2024 Thứ Tư Tuần XXXIV Thường Niên)

Chúa Giêsu tiếp tục nói về tình trạng bách hại mà các môn đệ của Người phải chịu. Bắt bớ, đàn áp, truy tố, kết án, giam giữ, và ngay cả giết chết! Một chi tiết đáng chú ý, đó là Chúa căn dặn “đừng lo trước sẽ phải nói gì”, vì “chính Thầy sẽ […]


Vua Kitô Đã Chinh Phục Được Sự Thần Phục Của Tôi Chưa? (24.11.2024 Chúa Nhật XXXIV Thường Niên)

Xuyên suốt Năm Phụng vụ, chúng ta cử hành mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô. Mầu nhiệm ấy được chuẩn bị bằng lời hứa, sự chờ đợi… rồi chính thức bắt đầu với Lời nhập thể, Giáng sinh, làm người qua các giai đoạn, dẫn tới sứ vụ của Chúa Giêsu, và đạt cao trào trong […]


Sự Sống Lại Và Sự Sống Đời Đời (23.11.2024 Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên)

Tác giả sách Khải huyền nghe lời sấm trong thị kiến về hai chứng tá của Chúa bị con mãnh thú giết chết. Nhưng “sinh khí từ Thiên Chúa nhập vào các ngài. Và các ngài đứng dậy, khiến cho những người trông thấy phải khiếp sợ. Rồi các ngài nghe có tiếng vang lớn […]


Đón Nhận Người, Đừng Loại Trừ Người (19.11.2024 Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên)

Cũng ở Giêrico, hôm qua là chuyện anh mù, một người nghèo, nghèo tận cùng, được gặp Chúa Giêsu và được đón nhận vào ‘đoàn hành hương’ của Chúa. Hôm nay, một người giàu – là ông Dakêu – được Chúa ghé ở lại nhà! Nghèo giàu khác nhau, nhưng cả hai cùng khốn khổ […]


Sự Kết Thúc Thì Chung, Nhưng Số Phận Thì Riêng (17.11.2024 Chúa Nhật XXXIII Thường Niên)

Đã vào Chúa nhật 33 Thường niên rồi. Chỉ một Chúa nhật nữa thôi, là hết một chu kỳ năm Phụng vụ! Lời Chúa nói về sự kết thúc. Không phải kết thúc một chu kỳ nào đó để mở ra một chu kỳ khác y chang, tuần hoàn miên viễn… mà đây là sự […]


Chúa Vẫn Thương Người Khốn Khó, Ta Có Tin Hay Không? (16.11.2024 Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên)

Đoạn Thư 3Ga là lời khuyến dụ của tác giả gửi một nhân vật tên là Gaio, nhắc cách cư xử tử tế, nồng nhiệt với các anh chị em ngoại kiều. Câu chuyện dụ ngôn trong bài Tin Mừng Luca thì xoay quanh nhân vật ‘bà goá’. Ta nhớ lại, các người ngoại kiều, […]


Nước Thiên Chúa Bàng Bạc Ở Giữa Chúng Ta (14.11.2024 Thứ Năm Tuần XXXII Thường Niên)

Ônêsimô, người nô lệ đã bỏ trốn khỏi nhà ông Philemon, nay trở thành Kitô hữu và được Phaolô gửi trả về. Chúng ta để ý cách Phaolô dàn xếp việc này. Vị Tông Đồ biết rằng trong vị thế của mình, ngài có quyền yêu cầu Philemon phải đón nhận lại Ônêsimô. Nhưng ngài […]


Người Ta Nói Xấu Mình, Mình Có Thể Làm Gì? (12.11.2024 Thứ Ba Tuần XXXII Thường Niên)

Hôm qua thánh Phaolô khuyên giám mục Titô phải nắm giữ đạo lý chân thật để giáo hoá người ta và để bẻ lại những kẻ chống đối. Hôm nay thánh Phaolô tiếp tục lưu ý Titô những gì cần dạy cho các ông các bà lớn tuổi và các bạn trẻ trong cách ăn […]