Góp Phần Làm Ứng Nghiệm Lời Hứa Về Thời Thiên Sai (04.12.2024 Thứ Tư Tuần I Mùa Vọng)

Ngày đăng: Tháng mười hai 3, 2024

Lời Chúa của Mùa Vọng tiếp tục giải thích lý do mong chờ Đấng Thiên Sai của dân Chúa trong thời Cựu Ước và của chúng ta trong mùa Phụng Vụ này. Sách Isaia lặp đi lặp lại về ‘NGÀY ẤY’: Ngày ấy các dân sẽ được đãi tiệc trên núi, với thịt béo rượu ngon; không còn khăn tang của chết chóc, không còn nước mắt của tủi nhục ê chề… Ngày ấy Chúa sẽ cứu dân, và dân sẽ hân hoan… Thánh vịnh 24 trao cùng âm hưởng ấy: “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi, trên đồng cỏ xanh rì, Ngài cho tôi nằm nghỉ… Chúa dọn ra cho tôi mâm cỗ… Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi hết mọi ngày trong cuộc đời…”

Câu chuyện trong Tin Mừng Mátthêu về hoạt động chữa lành và về việc Chúa Giêsu hoá bánh ra nhiều để nuôi dân như là sự ứng nghiệm lời tiên báo về thời Thiên Sai ấy. Cái ‘NGÀY ẤY’ trong Isaia đã trở thành hiện thực trong ‘ngày này’, khi Chúa Giêsu “lên ngồi trên núi; dân chúng lũ lượt đến cùng Người, đem theo kẻ câm, mù, què, liệt và nhiều người khác, và đặt họ dưới chân Người. Người đã chữa lành họ. Dân chúng kinh ngạc nhìn thấy kẻ câm nói được, người què bước đi, người đui lại thấy, và họ tôn vinh Thiên Chúa Israel”…

Hình ảnh ‘bữa tiệc trên núi’ được hiện thực với phép lạ hoá bánh nuôi dân rất ngoạn mục ở đây. Ta nhớ rằng cách đây hai mươi, ba mươi thế kỷ thì mối lo về cái ăn là một áp lực to lớn hơn rất nhiều so với thời đại văn minh của chúng ta hiện nay. Vì thế niềm vui được đãi tiệc là một niềm vui rất lớn! Đúng là Chúa nuôi tôi, tôi chẳng còn thiếu thốn chi – vì cả đám đông ăn no, mà “mảnh vụn còn lại người ta thu gom được bảy thúng đầy”!

Nhưng ta cần nhận ra, chỉ chừng ấy thì thật ra chưa ứng nghiệm những lời tiên báo về ‘NGÀY ẤY’ của thời Thiên Sai chi cả. Chữa bệnh ư? Chúa Giêsu chỉ chữa một số người ở Palestina trong thời gian sứ vụ ngắn ngủi ấy. Nuôi ăn ư? Chúa chỉ hoá bánh ra nhiều có hai lần để cho người ta ăn qua cơn đói. Ngày nay, ta hiểu rõ ràng trách nhiệm về an ninh y tế và lương thực thuộc về các chính phủ của các quốc gia – và ngay cả trong một thế giới văn minh kỹ thuật như hiện nay, vẫn còn những bản làng, những gia đình rất gần chúng ta nhưng đang tận cùng khốn khổ, thiếu ăn thiếu mặc, thiếu sự chăm sóc y tế tối thiểu… Nói chung, rất nhiều số phận tăm tối của người nghèo còn thua xa cả con chó con mèo của những người khá giả (ví dụ, xem video số 1320 của Kênh Tuấn Vỹ Nối kết Yêu thương, nhất là từ phút 18…).

Vậy thì, sự ứng nghiệm về thời Thiên Sai được tìm thấy ở đâu? Ở nơi ơn chữa lành toàn diện mà Chúa Giêsu đem lại – như Chúa nói với người bại liệt kia: “Tội anh đã được tha!”… Ở nơi lương thực sự sống đời đời là Lời Chúa và Thánh Thể… Nhưng ngay cả Lời Chúa và Thánh Thể của thời Thiên Sai (hiểu là kỷ nguyên bắt đầu với biến cố Chúa Giêsu trên mặt đất này) cũng chưa phải là sự hoàn thành dứt khoát công cuộc giải phóng và cứu độ. Tất cả vẫn chỉ mới được khai mạc thôi, để hướng đến sự hoàn thành chung cuộc trong Bữa Tiệc của Nước Trời.

Vì thế, Mùa Vọng của Phụng vụ nhắc ta ý thức toàn thể thời gian của Giáo hội – và toàn thể cuộc đời của mỗi người chúng ta trong đó – là một MÙA VỌNG! Chính chúng ta phải góp phần đưa lời hứa về thời Thiên Sai đến chỗ ứng nghiệm trọn vẹn, bằng cách liên can chính mình vào số phận của bao người khốn khổ về vật chất cũng như tinh thần. Có lẽ chúng ta không làm được những phép lạ ấn tượng như Chúa Giêsu thuở ấy… Nhưng mỗi một cử chỉ liên đới và chia sẻ cụ thể, dù nhỏ bé đến mấy, cũng là một ‘phép lạ’, theo nghĩa rằng nó là sự nối dài hành động của chính Chúa Giêsu.

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Thiên Chúa Hứa Bảo Vệ Phẩm Giá Và Ban Tự Do Cho Ta Trong Đức Kitô (21.01.2025 Thứ Ba Tuần II Thường Niên, Năm C)

Con người thề hứa với nhau, hay với Chúa, thì nhiều khi cũng… ‘may rủi’ thôi. Bởi con người dễ thay đổi, lại bị nhiều giới hạn, và nhiều khi ‘lực bất tòng tâm’. Vì thế, lời thề hứa của con người – với nhau hay với Chúa – trước hết hàm nghĩa rằng mình […]


Về Tự Do Và Vâng Phục (20.01.2025 Thứ Hai Sau Chúa Nhật II Thường Niên, Năm C)

Đứng trước sự chất vấn về vấn đề ăn chay, vốn là một thực hành truyền thống của nhiều nhóm trong tôn giáo Do thái (nhưng các môn đệ của Chúa Giêsu lại không đang thực hành), Chúa Giêsu đã tỏ ra rất TỰ DO trong chọn lựa của nhóm mình và trong câu trả […]


Cảm Nghiệm Chúa Hiển Linh Cho Mình Và Giúp Chúa Hiển Linh Cho Người Khác (19.01.2025 Chúa Nhật II Thường Niên, Năm C)

Đã là Chúa Nhật 2 Thường Niên, song vẫn còn chủ đề về Hiển Linh, cũng như Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu chịu Phép rửa tuần rồi. Bởi vì như chúng ta biết, cả biến cố Chúa chịu Phép rửa lẫn phép lạ đầu tiên ở tiệc cưới Cana đều được gán ý nghĩa Hiển […]


Gặp Thầy Thuốc Đi, Còn Chờ Gì Nữa! (18.01.2025 Thứ bảy Tuần I Thường Niên Năm C)

“Hãy theo Ta!” Chúa nhìn thấy điều gì hay/tốt/triển vọng nơi ông Lêvi để quyết định gọi ông theo Người? Cứ theo các tiêu chuẩn thường tình của con người thì chúng ta khó trả lời câu hỏi này. Khi Chúa chọn và thành lập Nhóm Mười Hai, thì Phúc Âm nói “Người chọn những […]


Tìm Chúa Hay Tìm Phép Lạ Của Chúa? (17.01.2024 Thứ Sáu Tuần Thứ I Thường Niên Năm C)

Chúa Giêsu thường xuyên chữa bệnh bằng phép lạ, nhằm mục đích… chữa lành bệnh cho bệnh nhân, dĩ nhiên. Nhưng cũng luôn có mục đích gợi cho người ta biết Người là ai! Không bao giờ Chúa Giêsu tự coi mình như được sai đến chỉ để chữa bệnh thể lý cho các bệnh […]


Giêsu: Niềm Hy Vọng Không Làm Thất Vọng! (15.01.2024 Thứ Tư Tuần Thứ I Thường Niên Năm C)

“Bởi chính Người đã chịu khổ hình và chịu thử thách, nên Người có thể cứu giúp những ai sống trong thử thách.” Lời này trong Thư Do thái nhắc ta rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã làm người trọn vẹn. Ta đừng nghi nan điều này – kiểu như nghĩ rằng Chúa […]


Khích Lệ Và Cầu Nguyện Cho Các Vị Giảng Thuyết Của Chúng Ta (14.01.2024 Thứ Ba Tuần Thứ I Thường Niên Năm C)

“Ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ”… Chúa Giêsu là một nhà giảng thuyết, bởi công việc rao giảng là công việc chính yếu của […]


Xin Cho Cảm Nhận Được Sức Hút Của ‘Người Con’…(13.01.2024 Thứ Hai Tuần Thứ I Thường Niên Năm C)

Nghĩa là ‘thời’ (kairos) đã đến. Chờ đợi đã hết, chuẩn bị đã xong… Đã tới ngày N, đã tới giờ G… Nhưng ‘thời’ ở đây không phải là một nhật kỳ ‘date’ ngẫu nhiên được đưa ra, mà ‘thời’ gắn với (và được định nghĩa bởi) một con người, một biến cố. Đó là […]


Tin Và Lắng Nghe Chúa Giêsu Để Nhận Biết Chúa Cha (11.01.2024 Thứ Bảy Sau Lễ Hiển Linh)

Nếu thời các Tông Đồ mà có Bộ Giáo lý Đức tin thì hẳn thánh Gioan Tông Đồ rất phù hợp để làm bộ trưởng. Bởi như ta thấy, ngài quan tâm nhấn mạnh những điều thật nền tảng trong đức tin của chúng ta! Và điều nền tảng nhất, đó là: Chúa Giêsu là […]


Hãy Cho Phép Chúa Giêsu Chạm Đến Ta! (10.01.2024 Thứ Sáu Sau Lễ Hiển Linh)

Sắp đến lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, đoạn Thư 1 Gioan nhắc đi nhắc lại rằng Chúa Giêsu đến trong Thánh Thần, nước, và máu. Và chính Thánh Thần, nước, và máu làm chứng về Chúa Giêsu. Ba yếu tố này gợi cho ta nghĩ đến Phép Rửa của mình trong Chúa Giêsu Kitô, […]


Tin Chúa Giêsu: Tăng Cường Khả Năng Yêu Thương (09.01.2024 Thứ Năm Sau Lễ Hiển Linh)

Đây là luận chứng của thánh Gioan: Thiên Chúa yêu thương chúng ta -> ta đáp lại bằng lòng yêu mến Chúa -> yêu mến Thiên Chúa thì yêu thương anh chị em mình -> tinh thần thế gian là ích kỷ, kiêu ngạo, hận thù, loại trừ… vì thế, ai yêu thương anh chị […]


Hãy Yên Tâm, Thầy Đây, Đừng Sợ! (08.01.2024 Thứ Tư Sau Lễ Hiển Linh)

Chiếc thuyền nhỏ giữa biển khơi. Giữa đêm tối nữa. Sóng to, gió lớn, người trên thuyền phải nhọc nhằn chèo chống… Nhiều người trong chúng ta thấy cuộc đời mình, gia đình mình, cộng đoàn mình, Giáo hội mình, đất nước mình… như chiếc thuyền tròng trành của các môn đệ giữa Biển Hồ […]