Động Lực Sứ Mạng Thừa Sai Của Thánh Phanxicô Xavie (03.12.2024 Thứ Ba Tuần I Mùa Vọng)

Ngày đăng: Tháng mười hai 2, 2024

Trình thuật về bài sai sứ mạng (mandat) ở Tin Mừng Mác-cô có một sự nhấn mạnh đáng lưu ý về “những phép lạ kèm theo”. Nào là “trừ quỉ”, nào là “cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc cũng không bị hại”, nào là “đặt tay chữa lành bệnh nhân”… Đây là một trong những lý do của việc chọn bản văn này cho ngày lễ thánh Phanxicô Xavie, vị thánh mà hành trình rao giảng Tin Mừng gắn liền với nhiều phép lạ ngoạn mục được ghi lại…

Nhưng cần phải nhắc lại rằng phép lạ ở đây có thể nâng đỡ đức tin, chứ một cách căn bản nó không nhắm làm ra đức tin. Bởi vì đơn giản là nó không có khả năng làm ra đức tin! Một đức tin có được do phép lạ, thì đức tin ấy không thật sự đúng nghĩa là đức tin. Nó đã bị áp lực, nó không còn tự do. Người Do thái rất sính phép lạ; họ từng đòi Chúa Giêsu thi thố một dấu lạ hoành tráng từ trời để họ tin, nhưng Chúa đã từ chối. Vì như vậy là người ta bị áp lực, đâu còn tự do, và do đó cũng không còn là ‘tin’ đúng nghĩa! Ngược lại, đức tin chân thực và đủ mạnh thì sẽ có thể làm ra phép lạ – như Chúa Giêsu khẳng định rất nhiều lần…

Sự tự do để tin là điều thiết yếu về phía người nghe rao giảng. Sự tự do để rao giảng Tin Mừng – về phía người tông đồ / thừa sai – hẳn nhiên cũng là điều thiết yếu như thế. Thế nhưng, những lời của thánh Phaolô trong Thư 1Côrintô nghe thật lạ! Vị Tông Đồ Dân Ngoại diễn đạt rằng ngài không còn tự do (để chọn rao giảng hay không rao giảng), mà ngài bị buộc phải rao giảng, vì ngài cảm nhận đó là nhu cầu và nghĩa vụ của mình! “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” Và vì cảm nhận việc rao giảng là nhu cầu, là nghĩa vụ, nên Phaolô không nghĩ mình có công trạng.

Ta thấy trước sau Phaolô vẫn hoàn toàn tự do, nhưng ngài dùng sự tự do ấy để chọn trở thành nô lệ. Hãy nghe thật kỹ cảm nghiệm rất thâm sâu này của ngài: “Khi rao giảng Phúc Âm, tôi đem Phúc Âm biếu không, tôi không dùng quyền mà Phúc Âm dành cho tôi. Mặc dầu tôi được tự do đối với tất cả mọi người, tôi đã đành làm nô lệ cho mọi người, hầu thu hút được nhiều người hơn. Tôi đã ăn ở như người yếu đau đối với những kẻ yếu đau để thu hút người yếu đau. Tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu rỗi. Tất cả những việc đó, tôi làm vì Phúc Âm, để được thông phần vào lợi ích của Phúc Âm”.

Dùng tự do để chọn trở nên nô lệ cho Thiên Chúa, cho Đức Kitô, cho sứ mạng rao giảng Tin Mừng! Một nhiệt tâm sứ mạng như thế chỉ có thể được giải thích bởi tình yêu, một tình yêu say mê trong sâu thẳm trái tim là trung tâm của bản ngã người ta (x. Thông điệp Dilexit nos, số 23-27). Nó tương tự như chàng trai kia được hỏi tại sao anh lại yêu cô gái đó, chàng trả lời: “Tại sao không chứ? Đó là điều đương nhiên, điều bắt buộc đối với tôi; đó là niềm vui, là hạnh phúc của tôi!”

Câu chuyện cuộc đời môn đệ thừa sai của thánh Phanxicô Xavie cũng chỉ được hiểu từ kinh nghiệm và nhãn quan ấy của thánh Phaolô, vị Tông đồ Dân ngoại. Câu chuyện ấy không chỉ có những hành trình rao giảng miệt mài và những phép lạ đầy ấn tượng, mà sâu xa hơn, câu chuyện ấy còn bao hàm một tình yêu say mê đối với Chúa Giêsu Kitô đến nỗi đặt trọn con người và đời sống của mình thuộc về công cuộc của Người, và chỉ thuộc về Người mà thôi!

Xin Chúa truyền loại động lực ấy vào trái tim mỗi người chúng ta!

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Thiên Chúa Hứa Bảo Vệ Phẩm Giá Và Ban Tự Do Cho Ta Trong Đức Kitô (21.01.2025 Thứ Ba Tuần II Thường Niên, Năm C)

Con người thề hứa với nhau, hay với Chúa, thì nhiều khi cũng… ‘may rủi’ thôi. Bởi con người dễ thay đổi, lại bị nhiều giới hạn, và nhiều khi ‘lực bất tòng tâm’. Vì thế, lời thề hứa của con người – với nhau hay với Chúa – trước hết hàm nghĩa rằng mình […]


Cảm Nghiệm Chúa Hiển Linh Cho Mình Và Giúp Chúa Hiển Linh Cho Người Khác (19.01.2025 Chúa Nhật II Thường Niên, Năm C)

Đã là Chúa Nhật 2 Thường Niên, song vẫn còn chủ đề về Hiển Linh, cũng như Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu chịu Phép rửa tuần rồi. Bởi vì như chúng ta biết, cả biến cố Chúa chịu Phép rửa lẫn phép lạ đầu tiên ở tiệc cưới Cana đều được gán ý nghĩa Hiển […]


Gặp Thầy Thuốc Đi, Còn Chờ Gì Nữa! (18.01.2025 Thứ bảy Tuần I Thường Niên Năm C)

“Hãy theo Ta!” Chúa nhìn thấy điều gì hay/tốt/triển vọng nơi ông Lêvi để quyết định gọi ông theo Người? Cứ theo các tiêu chuẩn thường tình của con người thì chúng ta khó trả lời câu hỏi này. Khi Chúa chọn và thành lập Nhóm Mười Hai, thì Phúc Âm nói “Người chọn những […]


Tin Và Lắng Nghe Chúa Giêsu Để Nhận Biết Chúa Cha (11.01.2024 Thứ Bảy Sau Lễ Hiển Linh)

Nếu thời các Tông Đồ mà có Bộ Giáo lý Đức tin thì hẳn thánh Gioan Tông Đồ rất phù hợp để làm bộ trưởng. Bởi như ta thấy, ngài quan tâm nhấn mạnh những điều thật nền tảng trong đức tin của chúng ta! Và điều nền tảng nhất, đó là: Chúa Giêsu là […]


Tin Chúa Giêsu: Tăng Cường Khả Năng Yêu Thương (09.01.2024 Thứ Năm Sau Lễ Hiển Linh)

Đây là luận chứng của thánh Gioan: Thiên Chúa yêu thương chúng ta -> ta đáp lại bằng lòng yêu mến Chúa -> yêu mến Thiên Chúa thì yêu thương anh chị em mình -> tinh thần thế gian là ích kỷ, kiêu ngạo, hận thù, loại trừ… vì thế, ai yêu thương anh chị […]


Ai Không Yêu Thương, Người Ấy Không Biết Thiên Chúa (07.01.2024 Thứ Bau Sau Lễ Hiển Linh)

“Thiên Chúa là Tình Yêu”. Đoạn Thư 1 Gioan hôm nay là một trong những bản văn quan trọng nhất của (trường phái) thánh Gioan, âm vọng lại lời tuyên bố mấu chốt của chính Chúa Giêsu trong Tin Mừng Gioan: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một, […]


Chúa Giêsu Đến, Người Mở Ra Sứ Mạng Cho Chúng Ta (04.01.2025 Thứ Bảy Trước Lễ Hiển Linh)

Thánh Gioan nêu ra và nhấn mạnh sự tương phản giữa tội lỗi và sự công chính – đồng thời truy nguồn cả hai. Ai phạm tội thì thuộc về ma quỉ. Ai thực hành sự công chính thì thuộc về Chúa Giêsu Kitô, và do đó thuộc về Thiên Chúa. Điểm đặc sắc đáng […]


“Con Đường Tổng Hợp” Của Gioan Tông Đồ Và Gioan Tẩy Giả (02.01.2025 Thứ Năm Trước lễ Hiển Linh)

Là chứng nhân trực tiếp biến cố Chúa Giêsu Kitô và là một tâm hồn chiêm niệm thâm sâu, lại có cơ hội chiêm niệm dài lâu, thánh Gioan ở tuổi xế chiều viết sứ điệp cho các tín hữu rất cô đọng và hàm súc. Độc giả hời hợt, chưa đủ chiều sâu kinh […]


Những Tương Phản – Và Ta Chọn Bên Nào Của Những Tương Phản? (31.12.2024 Thứ Ba, Ngày Bảy Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh)

Đoạn Thư 1Ga 2,18-21 như khúc dạo đầu gọi tên sự đối kháng giữa ‘Kitô’ và ‘phản Kitô’, giữa ‘sự thật’ và ‘sự dối trá’. Từ đó chúng ta đi vào 18 câu đầu Tin Mừng Gioan, được coi là bản tóm tắt của toàn bộ sách Tin Mừng này, với những cặp tương phản […]


Một Thánh Gia Thì Như Thế Nào? (29.12.2024 Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất)

Con Thiên Chúa làm người cần một gia đình. Và chúng ta có thể ghi nhận ngay rằng gia đình, trong mọi nền văn hoá, đều là một giá trị ‘linh thiêng một cách nhân bản’! Sự có mặt của Chúa Giêsu làm cho mối dây hôn nhân của Đức Maria và thánh Giuse trở […]


Tham Vọng, Cường Quyền Gây Ra Những Oan Khiên Và Những Liên Luỵ Trong Đời (28.12.2024 Thứ Bảy, Ngày Tư Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh – Mừng Kính Các Thánh Anh Hài)

Con Thiên Chúa đến làm người, vừa mới sinh ra trong hình hài một em bé măng sữa thì đã bị lên án… tử hình! Em không có quyền sống, vì sự tồn tại của em được thấy là mối đe doạ rất nguy hiểm cho địa vị và quyền lực của nhà vua (Hêrođê)… […]


Trong Chúa Giêsu, Có Tinh Thần Phi Bạo Lực, Tha Thứ Và Bình An (26.12.2024 Thứ Năm, Ngày Hai Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh – Thánh Stêphanô)

Lễ thánh Têphano tuẫn đạo nối liền sau lễ Chúa Giáng Sinh. Liền sau ‘sinh’ là ‘tử’! Có vẻ tương phản và không hợp tình hợp cảnh… nhưng thật ra chính vì đón nhận và tin vào Chúa Giêsu mà Têphano đã đón nhận cái chết ‘tuẫn đạo tiên khởi’ này của mình. Cần thấy […]