Thiên Chúa Giải Phóng Những Người Khốn Khổ (08.9.2024 Chúa Nhật XXIII Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng Chín 7, 2024

Ephata! Chúa Giêsu chữa người câm điếc. Nhưng các vị giảng thuyết hôm nay không nên chỉ tập chú vào ‘câm’ và ‘điếc’, chẳng hạn tập chú vào bài học luân lý liên quan đến cách nói, cách nghe… Vì Lời Chúa hôm nay còn có cả ‘mù’, ‘què’… và bao nỗi khốn khổ khác nữa! Vâng, những người khốn khổ có đó, và Thiên Chúa giải phóng họ, phục hồi họ. Đó là chủ điểm của Phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật 23B Thường niên. Ta hãy lướt qua các bản văn:

-Sách Isaia (35,4-7a): “Chính Thiên Chúa sẽ đến và cứu thoát các ngươi. Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được, vì nước sẽ chảy lên nơi hoang địa, và suối nước sẽ chảy nơi đồng vắng…”

-Ðáp Ca (Tv 145,7.8-9a.9bc-10): “Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị ức, ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội… mở mắt những kẻ đui mù… giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, yêu quý các bậc hiền nhân… che chở những khách kiều cư… nâng đỡ những người mồ côi quả phụ…”

-Thư Gia cô bê (2,1-5): “Không phải Thiên Chúa chọn người nghèo trước mắt thế gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được hưởng nước Người đã hứa cho những kẻ yêu mến Người đó sao?”

-Tin Mừng Mác cô (7,31-37): “Đức Giêsu đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta. Ðoạn ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: “Ephata!” (nghĩa là “Hãy mở ra!”), tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng”.

Thật là nhất quán và thật rõ nét chủ đề về Thiên Chúa giải phóng những người khốn khổ. Cách riêng, đoạn Thư Gia cô bê trực tiếp gợi cách hưởng ứng công cuộc giải phóng này: Đừng thiên vị, đừng trơ trẽn trọng phú khinh bần, cách riêng trong các cộng đoàn tín hữu của chúng ta! “Giả sử trong lúc anh em hội họp, có người đi vào, tay đeo nhẫn vàng, mình mặc áo sang trọng; lại cũng có người nghèo khó đi vào, áo xống dơ bẩn, nếu anh em chăm chú nhìn người mặc áo rực rỡ mà nói: ‘Xin mời ông ngồi chỗ danh dự này’. Còn với người nghèo khó thì anh em lại nói rằng: ‘Còn anh, anh đứng đó’, hoặc: ‘Anh hãy ngồi dưới bệ chân tôi’. Ðó không phải là anh em xét xử thiên vị ở giữa anh em và trở nên những quan xét đầy tà tâm đó sao?”

Đã từ lâu, Giáo hội tự xác định mình là “Giáo hội nghèo của người nghèo”. Mới đây, trong Sắc chỉ Spes non confundit công bố Năm Thánh 2025, Đức Phan xi cô đề cập việc quan tâm chăm sóc các anh chị em nghèo khổ là một dấu chỉ của Hy Vọng, là đem lại cho họ niềm hy vọng. Sau đây là nguyên văn lời Đức thánh cha ở số 15:

“Tôi tha thiết cầu xin cho hàng tỷ người nghèo có được niềm hy vọng. Họ thường thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Trước những làn sóng bần cùng hóa mới nối tiếp nhau, người ta có nguy cơ trở nên quen với cái nghèo và cam chịu. Nhưng chúng ta không thể làm ngơ trước những tình huống bi thảm mà chúng ta đang gặp phải ở khắp nơi, không chỉ ở một số khu vực trên thế giới. Hằng ngày chúng ta gặp những người nghèo hoặc cận nghèo mà đôi khi có thể là những người ở bên cạnh chúng ta. Họ thường không có nhà ở hoặc không có đủ thức ăn hằng ngày. Họ phải chịu đựng sự loại trừ và thờ ơ của nhiều người. Thật là tai tiếng khi thế giới có nguồn tài nguyên dồi dào và chủ yếu được dành cho vũ khí, thì “đại đa số lại là người nghèo […], hàng nghìn triệu người. Ngày nay, trong các cuộc tranh luận về chính trị và kinh tế quốc tế, người ta vẫn nói đến người nghèo, nhưng dường như các vấn đề của họ thường chỉ được nêu ra như một phần phụ, như một vấn đề được thêm vào gần như do bắt buộc phải thế hay theo kiểu chuyện bên lề, nếu không muốn nói là coi chúng như những thiệt hại phụ. Thực tế, khi nói đến hành động cụ thể, họ thường xuyên bị đẩy xuống vị trí cuối cùng”.[7] Chúng ta đừng quên: người nghèo hầu như luôn luôn là nạn nhân chứ không phải thủ phạm.”

Đặc biệt, ở số 16, vị giáo hoàng lại đề nghị xoá nợ cho các quốc gia không có khả năng trả nợ. Ngài lưu ý những ‘món nợ môi sinh’ mà các nước công nghiệp giàu có mắc nợ các nước nghèo. Và ngài khẳng định việc người giàu chia sẻ cho người nghèo không chỉ là vấn đề hào phóng, mà trước hết đó là vấn đề công lý!

Mỗi chúng ta có thể tự hỏi: Mình nên làm gì cụ thể để góp phần giải phóng những người khốn khổ xung quanh cuộc đời mình, và bằng cách đó trao cho thế giới này dấu chỉ hy vọng?

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Hãy Nhìn Lên “Con Rắn Rồng” Giêsu! (14.09.2024 Thứ Bảy Tuần XXIII)

Hãy để ý, thuở ấy, những người bị rắn cắn không phải làm gì cả ngoài việc NHÌN LÊN con rắn đồng. Thế là được chữa lành, được cứu! Hành động ‘nhìn lên’ con rắn đồng ấy chính là TIN vào Chúa Giêsu Kitô - như được nói rõ trong câu Ga 3,16 trên. Con rắn đồng là Đấng chịu đóng đinh trên thập giá! TIN ở đây hoàn toàn đồng nghĩa với TRÔNG CẬY, tức tin tưởng, hy vọng, tín thác…


Phải Khác Thói Đời, Thì Mới Là Môn Đệ Thừa Sai! (12.9.2024 Thứ Năm tuần XXIII Thường Niên)

Yêu kẻ thù, chìa luôn má kia, đưa luôn áo trong, ai xin hãy cho, ai vay gì đừng đòi lại… Những câu này ở chương 6 Tin Mừng Luca là một phiên bản tương ứng với Bài Giảng Trên Núi trong Tin Mừng Máttheu. Chính Chúa Giêsu đúc kết giáo huấn triệt để của Người ở đây: “Anh em hãy nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”. Nhân từ là THƯƠNG XÓT! Misericordes sicut Pater - thương xót như Chúa Cha!


Giáo Hội Là Bí Tích Của Triều Đại Thiên Chúa (10.9.2024 Thứ Ba Tuần XXIII Thường Niên)

Chúa Giêsu lập Nhóm 12 làm nền tảng cho Giáo hội. Nhưng Giáo hội không phải là một ‘hội’ ở giữa các hội khác, kiểu như một tổ chức phi chính phủ – mà Giáo hội là bí tích của Nước Thiên Chúa (hay của Triều đại Thiên Chúa)! Nhớ rằng Nước Thiên Chúa còn […]


Chúng Tôi Đã Nên Trò Cười Cho Thế Gian (07.9.2024 Thứ Bảy Tuần XXII Thường Niên)

Nói gì thì nói, bị nghi ngờ, bị chống đối, bị ngược đãi thì… cô đơn lắm. Bạc bẽo và buồn phiền lắm! Nhưng nếu không chấp nhận ‘ngu dại vì Đức Kitô‘, nếu đành phải làm vui lòng thế gian, thì người ta có còn là môn đệ và thừa sai của Chúa?


Công Thức Vàng Qui Kitô (05.9.2024 Thứ Năm Tuần XXII Thường Niên)

Lưới cá đầy ắp, gần rách lưới, khi Simon và các bạn nghe lời Chúa Giêsu mà đẩy thuyền ra thả lưới chỗ nước sâu - trong bối cảnh vừa mới vất vả suốt đêm mà chẳng được con cá nào! Lạ lùng quá!… Dấu lạ này làm Simon nhận ra Thầy là một Đấng siêu việt, Đấng thánh. Ông buột miệng xin Người tránh xa mình, vì mình tội lỗi bất xứng…


Cảnh Giác Với Những Trò Dẫn Dụ Và Lừa Gạt Tinh Quái (03.9.2024 Thứ Ba Tuần XXII Thường Niên)

Sau cú về quê không thành công, vì gặp phải sự khước từ, thậm chí sự loại trừ, Chúa Giêsu quay trở lại Capharnaum… Ở đây, Người được nhìn nhận, nhưng là được nhìn nhận bởi… quỉ ô uế! Nó không chống đối, mà ‘hỗ trợ’ lời rao giảng của Chúa Giêsu: “Tôi biết Ngài […]


Giảng Gì Và Nghe Giảng Thế Nào… (02.9.2024 Thứ Hai Tuần XXII Thường Niên)

Về Nadaret, Chúa Giêsu được trao sách Thánh để đọc tại hội đường, và được mời giảng. Bài giảng của Người cực ngắn, chỉ có một câu: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai quí vị vừa nghe”. Hay chí ít, thì đó là cách Luca đúc kết những gì Người chia sẻ […]


Đằng Sau Những Nén Bạc: Lòng Trung Tín (31.08.2024 Thứ Bảy Tuần XXII Thường Niên)

Trong qui chiếu đến đời sau, thì đời này là ‘việc nhỏ’. Phân tích, ta còn có vô số việc nhỏ trong ‘việc nhỏ’ này, tức những việc rất nhỏ! Nhưng nhỏ hay lớn không quan trọng lắm, lòng trung tín với Chúa mới thật sự quan trọng.


Truyền Thống Và Điều Răn (Suy Niệm Chúa Nhật XXII Thường Niên, Năm B)

“Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm” (Mc 7,8)


Chết Vì Tiếng Nói Ngôn Sứ (29.08.2024 Thứ Năm Tuần XXI Thường Niên)

Cái chết ‘chém đầu’ của Gioan Tẩy giả là một cái chết tiêu biểu của người ngôn sứ, chết vì tiếng nói ngôn sứ của mình. Chúng ta biết rõ câu chuyện xung quanh cuộc trảm quyết này, đó là bữa tiệc sinh nhật của Hêrôđê… điệu múa của con gái Hêrôđia… lời hứa của […]


Học Khôn Từ Lịch Sử (28.08.2024 Thứ Tư Tuần XXI Thường Niên)

"Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu đạo đức giả, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là đạo đức giả và gian ác!"