Thánh Thể, Bí Tích Của Đức Tin Và Đức Ái (16.09.2024 Thứ Hai Tuần XXIV)

Ngày đăng: Tháng chín 15, 2024

Ông sĩ quan vừa tin tưởng Chúa Giêsu có năng lực chữa lành người đầy tớ mình, vừa ý thức rằng mình bất xứng, không đáng Chúa Giêsu bước đến nhà… Chúa Giêsu đã khen ngợi lòng tin mạnh mẽ ấy. Chính lòng tin ấy đã rút được năng lực chữa lành từ Chúa Giêsu cho người đầy tớ của ông.

Trong mỗi Thánh lễ, khi sắp hiệp thông Thánh Thể (rước lễ), chúng ta cũng muốn diễn tả cùng một niềm tin mạnh mẽ như người sĩ quan này: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ được lành mạnh”. Trước đó, sau khi truyền phép Thánh Thể, vị chủ tế tuyên bố: “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Như vậy, Thánh lễ/Thánh Thể là cử hành của đức tin. Hiệu quả của việc cử hành ấy cũng giả thiết lòng tin nơi chúng ta.

Tin, tin tưởng… nhưng ta tin và tin tưởng điều gì? Ta tin Chúa quyền năng, không cần ‘đến nhà’ mà vẫn hiện diện và hoạt động được – cũng như Chúa quyền năng hiện diện trọn vẹn trong hình bánh, hình rượu! Ta tin Chúa yêu thương, vì yêu thương nên Người mới hiện diện trong bánh rượu như thế, theo chính lời Người nói đây: “mình Thầy bị nộp VÌ ANH EM… máu Thầy đổ ra CHO ANH EM…” Đi lễ, rước lễ, đó là ta đón nhận hay ‘cho phép’ Chúa Giêsu yêu thương và chữa lành mình – điều mà Chúa luôn khao khát.

Từ cái nhìn ấy, ta hiểu nỗi buồn và thậm chí nỗi bực của thánh Phao lô trong văn mạch ‘tường thuật Thánh Thể’ ở Thư 1Cr. Ngài buồn bực và khiển trách các tín hữu ở đó vì họ qui tụ cử hành Thánh lễ/Thánh Thể mà thiếu bác ái trầm trọng. Cử hành tình yêu của Chúa mà lại sỉ nhục anh chị em nghèo của mình! “… mỗi người đều lo đem bữa ăn riêng của mình đến để ăn. Vì thế người thì đói, người khác lại say sưa. Chớ thì anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay là anh em khinh miệt Cộng Ðoàn Thiên Chúa, và làm nhục những kẻ không có gì?”

Ta thấy đó, ‘bữa ăn của Chúa’ phải là bữa ăn CHIA SẺ! Bữa ăn YÊU THƯƠNG! Từ chối yêu thương và chia sẻ, việc cử hành ‘bữa ăn của Chúa’ sẽ trở thành mỉa mai, vô nghĩa, thậm chí đó là chuốc lấy bản án cho mình!

Những ngày ‘hậu Yagi’ này chúng ta nghe và nói nhiều về cứu trợ. CỨU TRỢ, đối với người Kitô hữu, chính là hành động kéo dài cử hành Thánh Thể đó!

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Tình Yêu Đến…Kêu Gọi Tình Yêu (21.12.2024 Thứ Bảy Tuần III Mùa Vọng)

Chúa đến. Chúa giải phóng. Chúa cứu. Chúa thi ân giáng phúc… Còn chúng ta, được kêu gọi tỉnh thức, đợi chờ, sám hối, uốn nắn lại con người và lối sống của mình… Đó là một cách tổng kết sứ điệp lời Chúa từ đầu Mùa Vọng cho đến nay. Hôm nay, bốn ngày […]


Maria Đầy Ơn Phước, Có Chúa Ở Cùng…(20.12.2024 Thứ Sáu Tuần III Mùa Vọng)

Dọc theo Mùa Vọng, chúng ta đã thường xuyên nghe sách Isaia, đến tận những chương phần sau của sách. Hôm nay, tiến gần sát hơn tới lễ Giáng Sinh, chúng ta lại quay trở về chương 7 – bởi vì ở đây có lời loan báo trực tiếp và cụ thể về điều đang […]


Tất Cả Chúng Ta Là Những Người Của Thiên Chúa (19.12.2024 Thứ Năm Tuần III Mùa Vọng)

Tiêu điểm của lời Chúa ngày 19.12 chuyển sang câu chuyện thành thai của Gioan Tẩy giả (x. Tin Mừng Luca), với ‘phiên bản’ đi trước là câu chuyện thành thai của Samson (x. sách Thủ lãnh). Cả hai đều là những mẩu chuyện ‘truyền tin’ bao gồm một số yếu tố tương tự rất […]


Giuse, Người Công Chính! (18.12.2024 Thứ Tư Tuần III Mùa Vọng)

Ngày 18.12, năm nay trúng ngày thứ Tư trong tuần, thật trùng hợp khi lời Chúa lấy thánh Giuse làm tiêu điểm. Trước hết, sách Giêremia nêu lời loan báo: “Này đây, đã tới những ngày Ta gây cho Ðavít một mầm giống công chính, mầm giống này sẽ làm vua thống trị, sẽ là […]


Chúa Đến… Liệu Chúa Có Gặp Thấy Thiện Chí Nơi Ta? (17.12.2024 Thứ Ba Tuần III Mùa Vọng)

Nghe kỹ đoạn sách Dân số, ta sẽ nhận ra lời sấm của Balaam có một dẫn nhập (intro) lặp đi lặp lại và rất trịnh trọng, nhằm nêu thế giá và tính khả tín của lời sấm. Trọng tâm của lời sấm đó là: “Tôi thấy Người, chưa phải bây giờ. Tôi thấy Người […]


Chúa Đến… Liệu Chúa Có Gặp Thấy Thiện Chí Nơi Ta? (16.12.2024 Thứ Hai Tuần III Mùa Vọng)

Nghe kỹ đoạn sách Dân số, ta sẽ nhận ra lời sấm của Balaam có một dẫn nhập (intro) lặp đi lặp lại và rất trịnh trọng, nhằm nêu thế giá và tính khả tín của lời sấm. Trọng tâm của lời sấm đó là: “Tôi thấy Người, chưa phải bây giờ. Tôi thấy Người […]


Niềm Vui Tin Mừng, Niềm Vui Có Chúa (15.12.2024 Chúa Nhật III Mùa Vọng)

Chúa nhật thứ 3 Mùa Vọng có một âm hưởng vui mừng hân hoan rất rõ, như chúng ta nghe từ hai Bài đọc I và II, cũng như Đáp ca. Đây không phải niềm vui ‘nhất thời’, kiểu như giờ ‘nghỉ giải lao’ hay khoảnh khắc ‘bồi dưỡng’ xen giữa một quá trình làm […]


Lửa Và Thập Giá (14.12.2024 Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng)

Ngôn sứ Êlia xuất hiện vào thời của ông như một ngọn lửa. Lời của ông như đuốc cháy bừng bừng. Ba lần ông gọi lửa trời đổ xuống. Và ông được cất lên trời trên xe ngựa đỏ rực lửa, giữa đám lốc lửa!… Hình ảnh lửa này là biểu tượng cho tâm hồn […]


Lời Chúa Như Đàn Gảy Tai Trâu? (13.12.2024 Thứ Sáu Tuần II Mùa Vọng)

“Nếu ngươi lưu ý đến các giới răn của Ta, thì hạnh phúc của ngươi sẽ như dòng sông, và sự công chính của ngươi sẽ như sóng biển…” Thiên Chúa cố thuyết phục dân của Ngài nghe lời Ngài. Ở đây, Ngài bảo đảm họ sẽ đầy tràn hạnh phúc, nếu sống theo điều […]


Nước Trời Chỉ Thuộc Về Những Ai Mạnh Mẽ (12.12.2024 Thứ Năm Tuần II Mùa Vọng)

Vẫn trong bối cảnh hình dung về thời Thiên sai, sách Isaia hôm nay dùng phép tương phản giữa một bên là thiếu nước, khát nước, và bên kia là có nước dồi dào cách diệu kỳ: “Những kẻ thiếu thốn nghèo nàn tìm nước, nhưng luống công, lưỡi chúng đã khô đi vì khát […]


Gánh Nhẹ Nhàng…(11.12.2024 Thứ Ba Tuần II Mùa Vọng)

Gánh nặng’! Đó là hai tiếng có thể tóm kết thực tế đời sống con người. Bởi vì nó bao hàm những bổn phận, những trách nhiệm mà ai cũng có, từ thứ dân cho đến vương đế! Theo nghĩa này, gánh nặng là một phần của nhân sinh – và do đó, nói ‘nặng’ […]


Chuyện Con Chiên Lạc Là Tôn Trọng Nhân Phẩm (10.12.2024 Thứ Ba Tuần II Mùa Vọng)

Thông điệp về DỌN ĐƯỜNG ngày càng dồn dập trong sách Isaia, kèm với sự báo trước về niềm vui và sự an ủi của ‘thời cứu độ’ đang đến gần. Nghĩa là sự chuẩn bị ở đây, tuy giục giã gấp rút và tạo cảm giác hơi căng thẳng, nhưng là sự chuẩn bị […]