Tội Lỗi Nhiều, Được Tha Thứ Nhiều (19.09.2024 Thứ Năm Tuần XXIV Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng Chín 18, 2024

Ông biệt phái có quan điểm rất rõ ràng – và không giấu diếm – rằng những kẻ tội lỗi cần phải bị loại trừ. Nhân cơ hội này, Chúa Giêsu khẳng định một điều thật ấn tượng: người phụ nữ được coi là tội lỗi ấy đã diễn tả lòng yêu mến đối với Chúa Giêsu cách sâu đậm, vì chị đã được tha thứ nhiều! Còn chính ông biệt phái đã yêu mến ít vì ông cảm nhận mình được tha thứ ít… Điều này có nghĩa: sự tha thứ có sẵn đó cho hết mọi người; ai cảm nhận mình được tha thứ nhiều thì sẽ yêu mến nhiều hơn; ai thấy mình ít cần ơn tha thứ hơn thì sẽ yêu mến ít hơn.

Yêu mến cốt ở trái tim, tấm lòng – đo lường yêu mến nhiều/ít theo số lượng (ứng với năm trăm đồng so với năm chục đồng) là điều hơi khập khiễng. Nhưng Chúa Giêsu muốn ‘định lượng hoá’ như vậy để nói với ông biệt phái hai điều: Một là, chính ông cũng là một người tội lỗi cần được tha thứ, chứ không phải vốn trắng nợ đâu, cho dù ông không cảm nhận rõ sự thật ấy; hai là, cảm thức về tình trạng tội lỗi nhiều của mình – như nơi người phụ nữ kia – là cơ hội, thậm chí là điều kiện, để yêu mến nồng nàn sâu sắc!

Được tha nhiều nên yêu mến nhiều! Nhưng cũng có thể đọc thấy hàm ý ngược lại: Yêu mến nhiều nên được tha nhiều! Bởi ở đây, Chúa Giêsu tuyên bố với người phụ nữ: “Tội con được tha thứ… Lòng tin của con đã cứu con, hãy về bình an!”

Như vậy, không còn chỗ nào để biện minh cho thái độ xem thường những người tội lỗi nữa! Hãy nhớ câu chuyện người biệt phái và người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện… Ta hiểu tại sao các thánh không bao giờ nghĩ mình tốt lành hơn người khác, ngược lại luôn nghĩ người khác tốt hơn mình… Ta cũng hiểu tại sao có thể nói về ‘tội Adam thật là cần, tội hồng phúc’ (felix culpa)!

Và nhất là ta hiểu tại sao thánh Phaolô nhấn mạnh Tin Mừng ngài rao giảng là tin mừng này: “Ðức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng theo như lời Thánh Kinh. Người được mai táng và ngày thứ ba Người đã sống lại đúng theo như lời Thánh Kinh”.

Thái độ đúng đắn là: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”! Và đồng thời “lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vô ngần vì Chúa đã chết vì con”…

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Chúa Trông Thấy, Chúa Động Lòng Thương…(17.09.2024 Thứ Ba Tuần XXIV Thường Niên)

Các sách Phúc Âm kể chuyện Chúa Giêsu ĐỘNG LÒNG THƯƠNG rất thường xuyên. Bởi Người là ‘misericordiae vultus’, ‘khuôn mặt của Lòng Thương Xót’ của Chúa Cha! Một trong những trình thuật đó là câu chuyện Người cho chàng thanh niên là con trai một của bà góa ở Naim sống lại. Vì Người […]


Hãy Nhìn Lên “Con Rắn Rồng” Giêsu! (14.09.2024 Thứ Bảy Tuần XXIII)

Hãy để ý, thuở ấy, những người bị rắn cắn không phải làm gì cả ngoài việc NHÌN LÊN con rắn đồng. Thế là được chữa lành, được cứu! Hành động ‘nhìn lên’ con rắn đồng ấy chính là TIN vào Chúa Giêsu Kitô - như được nói rõ trong câu Ga 3,16 trên. Con rắn đồng là Đấng chịu đóng đinh trên thập giá! TIN ở đây hoàn toàn đồng nghĩa với TRÔNG CẬY, tức tin tưởng, hy vọng, tín thác…


Phải Khác Thói Đời, Thì Mới Là Môn Đệ Thừa Sai! (12.9.2024 Thứ Năm tuần XXIII Thường Niên)

Yêu kẻ thù, chìa luôn má kia, đưa luôn áo trong, ai xin hãy cho, ai vay gì đừng đòi lại… Những câu này ở chương 6 Tin Mừng Luca là một phiên bản tương ứng với Bài Giảng Trên Núi trong Tin Mừng Máttheu. Chính Chúa Giêsu đúc kết giáo huấn triệt để của Người ở đây: “Anh em hãy nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”. Nhân từ là THƯƠNG XÓT! Misericordes sicut Pater - thương xót như Chúa Cha!


Giáo Hội Là Bí Tích Của Triều Đại Thiên Chúa (10.9.2024 Thứ Ba Tuần XXIII Thường Niên)

Chúa Giêsu lập Nhóm 12 làm nền tảng cho Giáo hội. Nhưng Giáo hội không phải là một ‘hội’ ở giữa các hội khác, kiểu như một tổ chức phi chính phủ – mà Giáo hội là bí tích của Nước Thiên Chúa (hay của Triều đại Thiên Chúa)! Nhớ rằng Nước Thiên Chúa còn […]


Thiên Chúa Giải Phóng Những Người Khốn Khổ (08.9.2024 Chúa Nhật XXIII Thường Niên)

phata! Chúa Giêsu chữa người câm điếc. Nhưng các vị giảng thuyết hôm nay không nên chỉ tập chú vào ‘câm’ và ‘điếc’, chẳng hạn tập chú vào bài học luân lý liên quan đến cách nói, cách nghe… Vì Lời Chúa hôm nay còn có cả ‘mù’, ‘què’… và bao nỗi khốn khổ khác nữa! Vâng, những người khốn khổ có đó, và Thiên Chúa giải phóng họ, phục hồi họ.


Chúng Tôi Đã Nên Trò Cười Cho Thế Gian (07.9.2024 Thứ Bảy Tuần XXII Thường Niên)

Nói gì thì nói, bị nghi ngờ, bị chống đối, bị ngược đãi thì… cô đơn lắm. Bạc bẽo và buồn phiền lắm! Nhưng nếu không chấp nhận ‘ngu dại vì Đức Kitô‘, nếu đành phải làm vui lòng thế gian, thì người ta có còn là môn đệ và thừa sai của Chúa?


Công Thức Vàng Qui Kitô (05.9.2024 Thứ Năm Tuần XXII Thường Niên)

Lưới cá đầy ắp, gần rách lưới, khi Simon và các bạn nghe lời Chúa Giêsu mà đẩy thuyền ra thả lưới chỗ nước sâu - trong bối cảnh vừa mới vất vả suốt đêm mà chẳng được con cá nào! Lạ lùng quá!… Dấu lạ này làm Simon nhận ra Thầy là một Đấng siêu việt, Đấng thánh. Ông buột miệng xin Người tránh xa mình, vì mình tội lỗi bất xứng…


Cảnh Giác Với Những Trò Dẫn Dụ Và Lừa Gạt Tinh Quái (03.9.2024 Thứ Ba Tuần XXII Thường Niên)

Sau cú về quê không thành công, vì gặp phải sự khước từ, thậm chí sự loại trừ, Chúa Giêsu quay trở lại Capharnaum… Ở đây, Người được nhìn nhận, nhưng là được nhìn nhận bởi… quỉ ô uế! Nó không chống đối, mà ‘hỗ trợ’ lời rao giảng của Chúa Giêsu: “Tôi biết Ngài […]


Giảng Gì Và Nghe Giảng Thế Nào… (02.9.2024 Thứ Hai Tuần XXII Thường Niên)

Về Nadaret, Chúa Giêsu được trao sách Thánh để đọc tại hội đường, và được mời giảng. Bài giảng của Người cực ngắn, chỉ có một câu: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai quí vị vừa nghe”. Hay chí ít, thì đó là cách Luca đúc kết những gì Người chia sẻ […]


Đằng Sau Những Nén Bạc: Lòng Trung Tín (31.08.2024 Thứ Bảy Tuần XXII Thường Niên)

Trong qui chiếu đến đời sau, thì đời này là ‘việc nhỏ’. Phân tích, ta còn có vô số việc nhỏ trong ‘việc nhỏ’ này, tức những việc rất nhỏ! Nhưng nhỏ hay lớn không quan trọng lắm, lòng trung tín với Chúa mới thật sự quan trọng.


Truyền Thống Và Điều Răn (Suy Niệm Chúa Nhật XXII Thường Niên, Năm B)

“Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm” (Mc 7,8)