Tội Lỗi Nhiều, Được Tha Thứ Nhiều (19.09.2024 Thứ Năm Tuần XXIV Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng chín 18, 2024

Ông biệt phái có quan điểm rất rõ ràng – và không giấu diếm – rằng những kẻ tội lỗi cần phải bị loại trừ. Nhân cơ hội này, Chúa Giêsu khẳng định một điều thật ấn tượng: người phụ nữ được coi là tội lỗi ấy đã diễn tả lòng yêu mến đối với Chúa Giêsu cách sâu đậm, vì chị đã được tha thứ nhiều! Còn chính ông biệt phái đã yêu mến ít vì ông cảm nhận mình được tha thứ ít… Điều này có nghĩa: sự tha thứ có sẵn đó cho hết mọi người; ai cảm nhận mình được tha thứ nhiều thì sẽ yêu mến nhiều hơn; ai thấy mình ít cần ơn tha thứ hơn thì sẽ yêu mến ít hơn.

Yêu mến cốt ở trái tim, tấm lòng – đo lường yêu mến nhiều/ít theo số lượng (ứng với năm trăm đồng so với năm chục đồng) là điều hơi khập khiễng. Nhưng Chúa Giêsu muốn ‘định lượng hoá’ như vậy để nói với ông biệt phái hai điều: Một là, chính ông cũng là một người tội lỗi cần được tha thứ, chứ không phải vốn trắng nợ đâu, cho dù ông không cảm nhận rõ sự thật ấy; hai là, cảm thức về tình trạng tội lỗi nhiều của mình – như nơi người phụ nữ kia – là cơ hội, thậm chí là điều kiện, để yêu mến nồng nàn sâu sắc!

Được tha nhiều nên yêu mến nhiều! Nhưng cũng có thể đọc thấy hàm ý ngược lại: Yêu mến nhiều nên được tha nhiều! Bởi ở đây, Chúa Giêsu tuyên bố với người phụ nữ: “Tội con được tha thứ… Lòng tin của con đã cứu con, hãy về bình an!”

Như vậy, không còn chỗ nào để biện minh cho thái độ xem thường những người tội lỗi nữa! Hãy nhớ câu chuyện người biệt phái và người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện… Ta hiểu tại sao các thánh không bao giờ nghĩ mình tốt lành hơn người khác, ngược lại luôn nghĩ người khác tốt hơn mình… Ta cũng hiểu tại sao có thể nói về ‘tội Adam thật là cần, tội hồng phúc’ (felix culpa)!

Và nhất là ta hiểu tại sao thánh Phaolô nhấn mạnh Tin Mừng ngài rao giảng là tin mừng này: “Ðức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng theo như lời Thánh Kinh. Người được mai táng và ngày thứ ba Người đã sống lại đúng theo như lời Thánh Kinh”.

Thái độ đúng đắn là: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”! Và đồng thời “lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vô ngần vì Chúa đã chết vì con”…

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Yêu Mến Và Tìm Kiếm Sự Khôn Ngoan Đích Thực (13.10.2024 Chúa Nhật XXVIIIThường Niên)

Tìm kiếm sự KHÔN NGOAN hơn tất cả gì khác! Đó là thông điệp của Lời Chúa ngày Chúa Nhật 28B Thường niên. Sách Khôn ngoan so sánh giữa giàu sang và khôn ngoan, và tuyên bố rõ ràng: giàu sang chỉ là con số không! “Tôi coi khôn ngoan hơn vương quốc và ngai […]


Nghe Và Giữ Lời Thiên Chúa Thì Có Phúc Hơn (12.10.2024 Thứ Bảy Tuần XXVII Thường Niên)

Hôm qua ta đã thấy lòng tin vào Chúa Giêsu Kitô thật có tầm quan trọng quyết định biết bao. Nhưng lòng tin ấy không chỉ là chuyện tương quan giữa tôi với Chúa mà thôi. Nó biến đổi căn tính của mỗi người tin và thiết lập tương quan mới mẻ giữa họ, như […]


Hãy Xin, Sẽ Được…(10.10.2024 Thứ Năm Tuần XXVII Thường Niên)

Ai xin cũng muốn được. Người vay ba chiếc bánh lúc nửa đêm sẽ được đáp ứng, nếu không vì gia chủ sốt sắng quan tâm trên nền tảng tình bạn (tương ứng với tính đặc sủng), thì ít ra cũng vì gia chủ muốn tránh sự quấy rầy (tức đáp ứng thuần tuý bên ngoài, chứ không có tấm lòng bên trong, điều này tương ứng với bình diện cơ chế). Con người “gian ác” còn ứng xử như thế, HUỐNG CHI Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn tốt lành! Kết luận ở đây: Chúng ta có tất cả lý do để cầu xin, để kiên nhẫn cầu xin.


Học Kinh Nghiệm Từ Những Vố Bị Quê… (08.10.2024 Thứ Ba Tuần XXVII Thường Niên)

Nhiều khi chỉ cần ôn lại những trường hợp đây đó người ta bị ‘quê’ trong các câu chuyện Thánh Kinh cũng rất hữu ích cho ta cảnh giác với cách suy nghĩ chủ quan nông cạn của mình và học biết cẩn trọng phân định ý Chúa. Hôm nay có hai câu chuyện bị […]


Ơn Gọi Hôn Nhân Gia Đình (06.10.2024 Chúa Nhật Tuần XXVIII Thường Niên)

Khi đã sáng tạo tất cả, Thiên Chúa dựng nên con người và trao cho con người quyền cai quản công trình của Chúa. Con người ‘có nam có nữ’, theo như câu chuyện thật thâm thuý thuở ban đầu. A-đam cô đơn, nghĩa là thấy thiếu thiếu nơi mình, cảm nhận một khát vọng […]


Hãy Vui Mừng Vì Tên Anh Em Đã Được Thầy Đăng Ký Trên Trời! (05.10.2024 Thứ Bảy Tuần XXVI Thường Niên)

Chuyện ông Gióp khép lại với một cái kết có hậu. Thiên Chúa giáng phúc cho ông nhiều hơn thuở ban đầu. Nhưng mấu chốt của ‘cái kết có hậu’ là ông Gióp đã nhận biết được rằng mình không biết về chiều sâu tư tưởng và hành động của Thiên Chúa. Ông thốt lên: […]


Sứ Mạng, Nhà Thừa Sai, Hành Trang, Mục Tiêu, Thông Điệp (03.10.2024 Thứ Năm Tuần XXVI Thường Niên)

– Trong sứ vụ của Chúa Giêsu, trước các biến cố Vượt Qua cuối cùng, có ít nhất hai lần Người sai các môn đệ đi làm sứ mạng một cách tương đối có tổ chức. Các ông được gọi là ‘tông đồ’ hay ‘thừa sai’ đúng nghĩa, với sự việc được Thầy sai đi […]


Cởi Mở Và Bao Gồm, Không Đóng Kín Và Loại Trừ (29.09.2024 Chúa Nhật XXVI Thường Niên)

Chuyện ở Bài Đọc trích sách Dân số: Thần Trí được ban cho bảy mươi bô lão, trong đó có cả hai ông không có mặt trong nhà xếp, vì vẫn còn trong lều trại. Hai ông lên tiếng nói tiên tri. Giô suê không hài lòng về điều này và đã yêu cầu Mô […]


Sự An Toàn Của Chúng Ta Đặt Ở Đâu? (26.09.2024 Thứ Năm Tuần XXV Thường Niên)

Con xin hai điều trong cuộc đời này: Một là, đừng để con dính bén điều giả trá và gian dối. Hai là, đừng giàu cũng đừng quá nghèo túng – vì giàu thì con dễ khinh mạn chối bỏ Chúa, còn nghèo túng thì biết đâu con sẽ đi ăn trộm và làm ô […]


Chuyện Xung Quanh ‘Mẹ Và Anh Em’ Chúa Giêsu (24.09.2024 Thứ Ba Tuần XXV Thường Niên)

Đoạn Phúc âm chỉ gồm ba câu (Lc 8,19-21), mà cụm từ “mẹ và anh em” xuất hiện đến ba lần! “Mẹ và anh em” là những người thân, thuộc gia đình huyết thống. Nhưng ở đây, Chúa Giêsu mở ra một định nghĩa khác cho “mẹ và anh em” của Người, đó là: “những […]


Chúa Trông Thấy, Chúa Động Lòng Thương…(17.09.2024 Thứ Ba Tuần XXIV Thường Niên)

Các sách Phúc Âm kể chuyện Chúa Giêsu ĐỘNG LÒNG THƯƠNG rất thường xuyên. Bởi Người là ‘misericordiae vultus’, ‘khuôn mặt của Lòng Thương Xót’ của Chúa Cha! Một trong những trình thuật đó là câu chuyện Người cho chàng thanh niên là con trai một của bà góa ở Naim sống lại. Vì Người […]