Sứ Mạng, Nhà Thừa Sai, Hành Trang, Mục Tiêu, Thông Điệp (03.10.2024 Thứ Năm Tuần XXVI Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng mười 2, 2024

– Trong sứ vụ của Chúa Giêsu, trước các biến cố Vượt Qua cuối cùng, có ít nhất hai lần Người sai các môn đệ đi làm sứ mạng một cách tương đối có tổ chức. Các ông được gọi là ‘tông đồ’ hay ‘thừa sai’ đúng nghĩa, với sự việc được Thầy sai đi này. Trong lịch sử Giáo hội, suốt nhiều thế kỷ cho tới gần đây, có xu hướng chỉ dành chữ ‘thừa sai’ cho các thừa sai nước ngoài, điều này không hẳn đúng và nay đang dần thay đổi: thực ra, ‘thừa sai’ là bất cứ ai được sai vào sứ mạng, thế thôi – nhất là ngày nay Đức thánh cha Phanxicô đang nhấn mạnh việc ra đi đến ‘các vùng ngoại biên hiện sinh’.

– Khi sai các môn đệ đi, cả nhóm 12 và nhóm 72, Chúa Giêsu kiên định lập trường rằng các nhà thừa sai của Người mang hành trang tối thiểu, hầu như không mang gì. Cả hai lần Người đều căn dặn điều này một cách rất chi tiết, cho thấy Người thực sự nhấn mạnh. Người ta có thể chú giải nhiều cách về lý do của ‘hành trang tối thiểu’ này, nhưng không thể nghi ngờ rằng đây chỉ là chủ trương có tính tình thế, nhất thời, để có thể biện minh cho những ‘hành trang cồng kềnh’ về sau!

– Hành trang nhẹ tênh, các thừa sai của Chúa không đặt sự an toàn của mình nơi các phương tiện trần thế, thế nhưng vẫn có đầy sự bình an! Chắc chắn đây là ‘sự bình an của Chúa’, được chuyển thông cho bất cứ ai có khả năng đón nhận, mà Chúa Giêsu gọi là “con cái sự bình an”. Như vậy, sự bình an của Chúa được trao không giới hạn, nhưng nhận thì có điều kiện ở nơi chính người nhận. Khá dễ hiểu, Chúa muốn mọi người được bình an, nhưng không phải ai sống kiểu gì cũng bình an được!

– Các môn đệ thừa sai của Chúa Giêsu ngày ấy ra đi mang theo thông điệp rất rõ ràng: “Nước Thiên Chúa đã đến gần!” Sau này, khi đón nhận Thánh Thần của Chúa Phục sinh, các Tông Đồ sẽ ra đi rao giảng một thông điệp chuyên biệt hơn, xoay quanh sự kiện Chúa Giêsu chết và sống lại, và được đặt làm Đấng Cứu Độ cho ai tin vào Người (x. kerygma). Nhưng tựu trung, đó vẫn là thông điệp về “Nước Thiên Chúa đã đến gần”, bởi Nước Thiên Chúa chung cục vẫn còn ở phía trước, trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng sẽ đến lại. Cần luôn ý thức: tất cả mục tiêu sứ mạng Kitô giáo là Nước Thiên Chúa, hay Triều đại Thiên Chúa, chứ không là gì khác. Chính bản thân Giáo hội cũng là phương tiện để phục vụ cho mục tiêu này.

– Nhìn toàn cục, sứ mạng Kitô giáo trước hết là sứ mạng của Thiên Chúa (missio Dei). Chúa Giêsu là nhà thừa sai của Chúa Cha. Rồi Giáo hội cùng với Chúa Thánh Thần được sai để thi hành sứ mạng cho đến tận cùng thời gian. Vì thế, thật ý nghĩa khi Chúa Giêsu dùng hình ảnh đồng lúa chín để nói về công cuộc sứ mạng. Đồng lúa, vụ mùa là của Chúa Cha. Bao nhiêu công đoạn đã được làm rồi, chúng ta chỉ góp phần gặt lúa thôi, và gặt cho “chủ vụ mùa”, không phải cho chúng ta!

Nên nói thêm, ngày mùa tuy vất vả nhưng rộn rã niềm vui, chứ không rầu rĩ…

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

“Con Đường Tổng Hợp” Của Gioan Tông Đồ Và Gioan Tẩy Giả (02.01.2025 Thứ Năm Trước lễ Hiển Linh)

Là chứng nhân trực tiếp biến cố Chúa Giêsu Kitô và là một tâm hồn chiêm niệm thâm sâu, lại có cơ hội chiêm niệm dài lâu, thánh Gioan ở tuổi xế chiều viết sứ điệp cho các tín hữu rất cô đọng và hàm súc. Độc giả hời hợt, chưa đủ chiều sâu kinh […]


Những Tương Phản – Và Ta Chọn Bên Nào Của Những Tương Phản? (31.12.2024 Thứ Ba, Ngày Bảy Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh)

Đoạn Thư 1Ga 2,18-21 như khúc dạo đầu gọi tên sự đối kháng giữa ‘Kitô’ và ‘phản Kitô’, giữa ‘sự thật’ và ‘sự dối trá’. Từ đó chúng ta đi vào 18 câu đầu Tin Mừng Gioan, được coi là bản tóm tắt của toàn bộ sách Tin Mừng này, với những cặp tương phản […]


Một Thánh Gia Thì Như Thế Nào? (29.12.2024 Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất)

Con Thiên Chúa làm người cần một gia đình. Và chúng ta có thể ghi nhận ngay rằng gia đình, trong mọi nền văn hoá, đều là một giá trị ‘linh thiêng một cách nhân bản’! Sự có mặt của Chúa Giêsu làm cho mối dây hôn nhân của Đức Maria và thánh Giuse trở […]


Tham Vọng, Cường Quyền Gây Ra Những Oan Khiên Và Những Liên Luỵ Trong Đời (28.12.2024 Thứ Bảy, Ngày Tư Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh – Mừng Kính Các Thánh Anh Hài)

Con Thiên Chúa đến làm người, vừa mới sinh ra trong hình hài một em bé măng sữa thì đã bị lên án… tử hình! Em không có quyền sống, vì sự tồn tại của em được thấy là mối đe doạ rất nguy hiểm cho địa vị và quyền lực của nhà vua (Hêrođê)… […]


Trong Chúa Giêsu, Có Tinh Thần Phi Bạo Lực, Tha Thứ Và Bình An (26.12.2024 Thứ Năm, Ngày Hai Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh – Thánh Stêphanô)

Lễ thánh Têphano tuẫn đạo nối liền sau lễ Chúa Giáng Sinh. Liền sau ‘sinh’ là ‘tử’! Có vẻ tương phản và không hợp tình hợp cảnh… nhưng thật ra chính vì đón nhận và tin vào Chúa Giêsu mà Têphano đã đón nhận cái chết ‘tuẫn đạo tiên khởi’ này của mình. Cần thấy […]


Giáng Sinh (25.12.2024 Lễ Chúa Giáng Sinh)

Tình hình càng nguy ngập, khẩn cấp, thì biện pháp càng quyết liệt. Khi bạn thấy một xe chữa cháy hụ còi phóng trên đường, bạn biết đang có một đám cháy ở đâu đó trong thành phố; nhưng nếu bạn thấy hàng chục xe chữa cháy gầm rú trên các ngả đường, và trên […]


Tình Yêu Đến…Kêu Gọi Tình Yêu (21.12.2024 Thứ Bảy Tuần III Mùa Vọng)

Chúa đến. Chúa giải phóng. Chúa cứu. Chúa thi ân giáng phúc… Còn chúng ta, được kêu gọi tỉnh thức, đợi chờ, sám hối, uốn nắn lại con người và lối sống của mình… Đó là một cách tổng kết sứ điệp lời Chúa từ đầu Mùa Vọng cho đến nay. Hôm nay, bốn ngày […]


Tất Cả Chúng Ta Là Những Người Của Thiên Chúa (19.12.2024 Thứ Năm Tuần III Mùa Vọng)

Tiêu điểm của lời Chúa ngày 19.12 chuyển sang câu chuyện thành thai của Gioan Tẩy giả (x. Tin Mừng Luca), với ‘phiên bản’ đi trước là câu chuyện thành thai của Samson (x. sách Thủ lãnh). Cả hai đều là những mẩu chuyện ‘truyền tin’ bao gồm một số yếu tố tương tự rất […]


Chúa Đến… Liệu Chúa Có Gặp Thấy Thiện Chí Nơi Ta? (17.12.2024 Thứ Ba Tuần III Mùa Vọng)

Nghe kỹ đoạn sách Dân số, ta sẽ nhận ra lời sấm của Balaam có một dẫn nhập (intro) lặp đi lặp lại và rất trịnh trọng, nhằm nêu thế giá và tính khả tín của lời sấm. Trọng tâm của lời sấm đó là: “Tôi thấy Người, chưa phải bây giờ. Tôi thấy Người […]


Niềm Vui Tin Mừng, Niềm Vui Có Chúa (15.12.2024 Chúa Nhật III Mùa Vọng)

Chúa nhật thứ 3 Mùa Vọng có một âm hưởng vui mừng hân hoan rất rõ, như chúng ta nghe từ hai Bài đọc I và II, cũng như Đáp ca. Đây không phải niềm vui ‘nhất thời’, kiểu như giờ ‘nghỉ giải lao’ hay khoảnh khắc ‘bồi dưỡng’ xen giữa một quá trình làm […]


Lửa Và Thập Giá (14.12.2024 Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng)

Ngôn sứ Êlia xuất hiện vào thời của ông như một ngọn lửa. Lời của ông như đuốc cháy bừng bừng. Ba lần ông gọi lửa trời đổ xuống. Và ông được cất lên trời trên xe ngựa đỏ rực lửa, giữa đám lốc lửa!… Hình ảnh lửa này là biểu tượng cho tâm hồn […]


Nước Trời Chỉ Thuộc Về Những Ai Mạnh Mẽ (12.12.2024 Thứ Năm Tuần II Mùa Vọng)

Vẫn trong bối cảnh hình dung về thời Thiên sai, sách Isaia hôm nay dùng phép tương phản giữa một bên là thiếu nước, khát nước, và bên kia là có nước dồi dào cách diệu kỳ: “Những kẻ thiếu thốn nghèo nàn tìm nước, nhưng luống công, lưỡi chúng đã khô đi vì khát […]