Rượu Mới Đó, Bầu Da Mới Đâu? (06.07.2024 Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng 7 6, 2024

Đoạn sách Amos hôm nay đầy an ủi. Giữa hoàn cảnh thử thách của dân Chúa, lời hứa về một thời cứu độ với hình tượng về sự phồn vinh và an bình được Chúa nói lên qua miệng vị ngôn sứ: “Trong ngày ấy, Ta sẽ dựng lại nhà xếp của Ðavít đã xiêu đổ, Ta sẽ lấp những lỗ hổng nơi tường, trùng tu lại những gì đổ nát… Ðây đã đến những ngày mà người cày ruộng tiếp nối người thợ gặt, kẻ ép nho tiếp nối người gieo giống. Từ các núi non, rượu nho mới sẽ chảy tuôn tràn, và từ các đồi, rượu sẽ vọt ra lai láng. Ta sẽ đem Israel dân Ta bị lưu đày trở về. Họ sẽ xây lại các thành phố bị bỏ hoang và cư ngụ tại đó. Họ sẽ trồng nho và sẽ uống rượu nho…”

Rốt cuộc, Thiên Chúa chỉ muốn điều tốt lành cho dân Ngài. Ngài không chịu thua trước những sự tồi tệ mà họ gây ra. Ngài dẫn dắt lịch sử của họ, và nhất định đưa lịch sử ấy đến chỗ hoàn thành viên mãn…

Đó chính là lời hứa về thời của Đấng Thiên Sai là Chúa Giêsu. Biến cố Chúa Giêsu, sự có mặt của Người, đánh dấu bước quặt quyết định trong lịch sử. Câu chuyện sang trang, bước qua chương mới, không còn ở ‘chế độ cũ’ nữa!

Và trang sử mới ấy, đánh dấu bởi sự có mặt của Chúa Giêsu, dĩ nhiên đòi người ta phải có sự thích nghi. Như vải mới cần áo mới, như rượu mới cần bầu da mới! Mọi sự vá víu tạm bợ, không phù hợp, sẽ không chỉ không làm cho tình hình tốt hơn, mà còn làm cho tệ hơn.

Chúa Giêsu dùng hình ảnh vải, áo, rượu, bầu da để trả lời cách riêng cho thắc mắc về vấn đề ăn chay. Nhưng lôgic về sự cần thiết phải thích nghi với yếu tố mới, bối cảnh mới… thì có hiệu lực phổ quát, cho mọi trường hợp, mọi vấn đề.

Đó là lý do Giáo hội của Chúa luôn cần canh tân, nhất là vào những giai đoạn mà sự hoán cải mục vụ và sự đổi mới phong cách sứ mạng được thấy là rất cấp bách như thời của chúng ta đây. Cuộc canh tân đời sống và sứ mạng của Giáo hội, đến lượt nó, lại giả thiết cuộc canh tân phong cách sống Tin Mừng của mỗi thành viên trong Giáo hội, là mỗi người chúng ta.

Trong mọi trường hợp, mấu chốt của vấn đề là: Chúa Giêsu Phục sinh, cùng với Thánh Thần của Người, là RƯỢU LUÔN MỚI MẺ đó, còn BẦU DA MỚI đang ở đâu?

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Chúng Ta Có Dám Để Cho Chúa Biến Đổi Như Phaolô? (09.5.2025 Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh)

Saolô đang điên tiết bắt bớ các tín hữu thì chính Chúa Phục Sinh ngăn chặn Saolô. Cuộc trở lại của Saolô diễn ra thật bất ngờ và dứt khoát, như thể Chúa giựt Saolô khỏi con đường lầm lạc và đẩy thẳng vào nẻo đường của Chúa. “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”, […]


Đón Nhận Người Con Một Mà Cha ban Tặng, Nhờ Thánh Thần…(08.5.2025 Thứ Năm Tuần III Phục Sinh)

“Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”… Từ nhu cầu bánh ăn hằng ngày để sống còn mà đám đông tìm kiếm, Chúa Giêsu dẫn dắt mọi người quan tâm đến […]


Căng Thẳng Muôn Thuở: Chọn Hay Từ Khước Giêsu? (07.5.2025 Thứ Ba Tuần III Phục Sinh)

Têphano bị ném đá chết. Cái chết thảm trước mặt những người bách hại, nhưng là cái chết thật đẹp theo nhãn quan của những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô! Saolô nổi lên tham gia bách hại điên cuồng. Hội Thánh phân tán khỏi Giêrusalem. Tin Mừng cũng theo đó được rao giảng khắp […]


Sống Chết Cho Chúa Giêsu (06.5.2025 Thứ Ba Tuần III Phục Sinh)

Vẫn liên hệ với đề tài bánh, đám đông người Do thái sau khi bị Chúa Giêsu nghiêm khắc nhắc nhở, đã chống chế: “Cha ông chúng tôi đã được ăn bánh bởi trời là manna trong sa mạc. Còn ông, ông sẽ làm dấu lạ gì để chúng tôi tin?” Trả lời họ, Chúa […]


Mục Tiêu Là Gì/ Là Ai? (05.5.2025 Thứ Hai Tuần III Phục Sinh)

Từ nhiều nơi, những người thuộc Hội đường đã đến chất vấn Têphano. Lý do? Bởi vì Têphano mặc dù vẫn ở trong lòng Do thái giáo nhưng thuộc một ‘nhóm mới’, nhóm của Giêsu Nadaret, nhân vật đã và đang làm dấy lên một hiện tượng tôn giáo chưa từng có, nhất là những […]


Suy Niệm Chúa Nhật III Phục Sinh, Năm C

Loan Báo Tin Mừng Phục Sinh, Bất Chấp Mọi Trợ Lực – Lm. Lê Công Đức Có thể hình dung câu chuyện trên bờ Biển Hồ (x. Ga 21,1-14) như sau: Mười một ông, nhưng ở đây chỉ có bảy. Vắng bốn người, họ đi đâu nhỉ? Thầy sống lại và hiện ra vài lần, […]


Thánh Philipphê Và Giacôbê, Tông Đồ: Khát Vọng Và Cảm Nghiệm Tâm Linh

“Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ cho chúng con”. Lời yêu cầu này của Philipphê được Chúa Giêsu cho là ngớ ngẩn, thậm chí khi trả lời, Người cho thấy chất giọng phiền trách. Nhưng đó là chuyện khác, chuyện Chúa Giêsu mặc khải sự hợp […]


Bất Ngờ Hay Không Bất Ngờ? (02.5.2025 Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh)

Chữa lành người què, rao giảng Chúa Giêsu Kitô Phục sinh, bị trấn áp, vẫn rao giảng cách bất khuất… cuối cùng các Tông Đồ đã làm rúng động thượng hội đồng Do thái, dù không hề muốn như vậy. Trong bối cảnh này, xuất hiện nhân vật Gamalien, một người biệt phái đồng thời […]


Chúng Tôi Đã Cấm Ngặt, Sao Các Anh Cứ Rao Giảng? (01.5.2025 Thứ Năm Tuần II Phục Sinh)

“Chúng tôi đã truyền lệnh nghiêm ngặt cấm các anh giảng dạy nhân danh đó. Thế mà lời rao giảng của các anh đã tràn ngập Giêrusalem, và các anh muốn máu của con người ấy đổ trên đầu chúng tôi!” Đó là lời vị thượng tế tố cáo các Tông đồ tại thượng hội […]


Được Cứu Để Tự Do, Được Tự Do Để Rao Giảng Và Làm Chứng (30.4.2025 Thứ Tư Tuần II Phục Sinh)

Ngày 30 tháng 4, trước đây thường gọi là ngày ‘giải phóng miền nam’, nhưng hiện nay ta thường nghe những cụm từ khác hơn, chẳng hạn, ‘kết thúc chiến tranh’, ‘thống nhất đất nước’ – vì có một số lý do làm cho cách gọi kia ngày càng bị chất vấn… Hôm nay, các […]


Đón Luồng Gió Tự Do, Siêu Thoát Của Chúa Thánh Thần (29.4.2025 Thứ Ba Tuần II Phục Sinh)

“Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy”. Chúa Giêsu đang nói về sự tự do của Thánh Thần qua hình tượng ‘gió’. Và những ai được sinh lại bởi Thánh Thần cũng kinh nghiệm […]


Thánh Thần: Quà Tặng Của Chúa Phục Sinh (28.04.2025 Thứ Hai Tuần II Phục Sinh)

Trò chuyện riêng với Nicôđêmô, Chúa Giêsu nói về sự tái sinh cần thiết của mọi người. Nicôđêmô không hiểu, vì cứ nghĩ làm sao chui vào lòng mẹ để được sinh lại. Chúa Giêsu giải thích rằng Người đang nói đến sự tái sinh bởi Thánh Thần. Đây là con người hoàn toàn mới […]