Sự Cô Độc Liên Đới Với Người Già

Ngày đăng: Tháng Bảy 26, 2022

 

Già là quy luật của đời sống sinh vật, nhưng với loài người, tuổi già là một nỗi ám ảnh đặc biệt. Một phần, trong xã hội hưởng thụ, con người cho những người già là tầng lớp người vô ích. Do đó, để tạo tình liên đới với người già trong bối cảnh xã hội hôm nay luôn là một đòi hỏi cấp thiết để những người trẻ xây dựng tình liên đới sâu sắc với người cao tuổi, để họ không cảm thấy bị bỏ rơi, không cảm thấy sự bất lực nhưng luôn an vui trong tuổi già, sau cả một cuộc đời dấn thân cho gia đình, xã hội và Giáo Hội.

Ánh sáng mặc khải Thánh Kinh cho thấy được sự cao cả của con người không ở số lượng mà ở phẩm chất, không do ở những gì con người có, mà do những gì con người là, bởi vì mọi người đều bình đẳng trong phẩm giá, đều được tác tạo giống hình ảnh Thiên Chúa: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh của mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh của Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27). Do đó, trong Kinh Thánh, người lớn tuổi được xem như là biểu tượng của sự khôn ngoan và lòng kính sợ Thiên Chúa (Hc 25,4-6), là chứng tá cho đời sống đức tin, là thầy dạy cách sống: “Ðừng bỏ qua chuyện các vị cao niên kể lại, vì chính các ngài đã học hỏi nơi tổ tiên mình; nhờ học với các ngài mà con có được sự hiểu biết, và khi cần, con biết đưa ra câu trả lời thích hợp” (Hc 8,9). Hơn nữa, nguời già luôn được Thiên Chúa chăm sóc: “Cho đến khi các ngươi già nua tuổi tác, trước sau Ta vẫn là Ta, cho đến khi các ngươi da mồi tóc bạc, Ta vẫn còn gánh vác các ngươi. Như xưa nay Ta vẫn từng đối xử: Ta sẽ nâng niu, gánh vác các ngươi, và ban ơn cứu thoát” (Is 46,4).

Kinh Thánh cũng cho thấy mẫu gương những người cao tuổi được Thiên Chúa chúc phúc: bà Sara vợ ông Ápraham, bà Anna, bà Elisabet, họ đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử cứu độ. Do đó, Kinh Thánh mời gọi những người trẻ có thái độ kính trọng người già: “Ðừng khinh dể người đã cao niên, vì đến lượt chúng ta rồi cũng già hết cả” (Hc 8,6). Kính trọng người già cả được lề luật coi như là kính sợ Thiên Chúa (x. Lv 19, 32). Vào thời của Chúa Giêsu, Ngài lên án những người Pharisêu vì muốn giữ tập tục phàm nhân do họ đặt ra mà bãi bỏ nghĩa vụ thảo hiếu đối với cha mẹ và xóa bỏ điều răn Thiên Chúa (Mc 7, 8-13).

Mặt khác, trong truyền thống của Giáo Hội đòi buộc phải có thái đội tôn trọng, thảo kính người cao tuổi, sách GLHTCG có viết: Điều răn thứ tư còn cho những người con đã trưởng thành biết trách nhiệm của họ đối với cha mẹ, về vật chất cũng như tinh thần, khi các Ngài già yếu bệnh tật cô đơn hay hoạn nạn” [2218]. Vì đằng sau những yếu đuối và mỏng giòn của thân phận già nua, khuôn mặt của Thiên Chúa vẫn sáng chói. Ngoài ra, Học thuyết của Giáo hội Công giáo: “Tình yêu cũng được biểu lộ qua việc quan tâm rộng rãi tới những người cao tuổi sống trong các gia đình, sự có mặt của họ có thể mang giá trị rất lớn…….người cao tuổi, chính là một trường đời quan trọng, có thể truyền đạt nhiều giá trị  và truyền thống, có thể tạo điều kiện cho các thế hệ trẻ  phát triển” [222].

Đặc biệt, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Ngài quan tâm đặc biệt đến những người già. Trong tông huấn Familiaris Consortio số 27, Ngài viết: “Có những nền văn hóa biểu lộ sự kính trọng đặc biệt và một tình yêu to lớn  đối với nguời cao niên; thay vì bị gạt ra khỏi gia đình hoặc bị coi là gánh nặng vô ích, người già vẫn được hội nhập vào cuộc sống gia đình, tiếp tục dự phần vào đó cách tích cực và có trách nhiệm dù vẫn phải tôn trọng  sự độc lập của gia đình mới và nhất là người ấy thi hành một sứ mạng quý báu là trở nên chứng nhân cho quá khứ và nguồn mạch khôn ngoan cho các người trẻ  và cho tương lai. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một lần gặp gỡ những người cao tuổi Ngài có chia sẻ: “Người già có một trách nhiệm lớn lao trong đời sống gia đình và cộng đoàn: trách nhiệm chia sẻ sự khôn ngoan, chia sẻ đức tin”.

Trong bối cảnh của xã hội hôm nay, cần có một chương trình mục vụ để phục vụ con người toàn diện và phục vụ mọi giới, hoàn toàn bình đẳng, không phân biệt loại trừ, như lời thánh giáo phụ Irene: “Vinh quang của Thiên Chúa là con người”. Nếu ơn gọi nên thánh là của mọi thành phần của Giáo hội, thì mục vụ dành cho người cao tuổi phải dành chỗ ưu tiên cho ơn gọi nên thánh của tuổi già, như một yếu tố nền tảng và không thể không có. Do đó người cao tuổi cần biết Thiên Chúa, yêu mến Người và phục vụ Người, khích lệ họ trong đời sống đức tin và củng cố mối hiệp thông của họ với Thiên Chúa: khuyến khích họ đọc kinh, tham dự thánh lễ để cầu nguyện cho con cháu không có thời giờ thường xuyên đến nhà thờ.

Ngoài ra, trong các buổi dạy giáo lý, giúp các bạn trẻ sống chữ hiếu với cha mẹ, và giúp các bạn trẻ ý thức nay người mai ta, không ai tránh được tuổi già. Tại các giáo xứ nên tổ chức những buổi họp mặt các vị cao tuổi, gặp gỡ nhau chia sẻ Lời Chúa, cùng nhau cầu nguyện đặc biệt nên tổ chức chúc mừng tuổi thọ cho các cụ góp phần khích lệ các cụ sống tâm tình tạ ơn Chúa và cơ hội con cháu sum vầy mừng tuổi thọ các cụ. Trong những buổi họp chung của giáo xứ nên ưu tiên vị trí cho các cụ để các cụ không cảm thấy bị bỏ rơi. Mặt khác, cần chú ý năng hỏi thăm các cụ cao niên trong giáo xứ, hàng năm tổ chức ít nhất là một ngày giúp các cụ lãnh nhận bí tích xức dầu bệnh nhân hầu giúp các cụ có sức mạnh vượt qua những cơn đau của thể xác đồng thời giúp các cụ chuẩn bị tốt cuộc hành trình tiến về nhà Cha trong phó thác.

Phạm Trang



Bài viết khác

HDMTG Tân Lập: Hãy Đến Mà Xem Và Ở Lại

Từ ngày 11-15.08.2024, Hội dòng Mến Thánh Giá Tân Lập tổ chức khoá tĩnh tâm và 2 ngày sinh hoạt cho các em Thanh Tuyển, cũng như một số các bạn trẻ đến tìm hiểu dưới sự dẫn dắt của Cha Đa Minh Mai Xuân Thưởng, SSS. Trước khi vào tĩnh tâm, Dì Maria Nguyễn […]


Bên Thầy Giêsu

Con sẽ mang Chúa đến những nơi Chúa muốn. Chúa hãy cho con mượn trái tim của Chúa để con có được tấm lòng hiền hậu, khiêm nhường và để con yêu thương, phục vụ mọi người bằng trái tim của Chúa. Con sẽ là ngọn đèn chầu di động, mang khát mong yêu Chúa bằng cả cuộc đời mình.


Có Một Tình Yêu Như Thế Thiên Chúa Dành Cho Con

Lạy Chúa, con vẫn luôn biết rằng Chúa thương con nhưng con thực sự xin lỗi Chúa vì đã chưa đủ xác tín và sống niềm tin đó. Con tin tưởng vào tình Chúa bao dung và xin giúp con sống trọn tình với Chúa hơn.


Hãy Ở Lại Trong Tình Thương Của Thầy!

Cuộc đời không phải là cuộc đua. Nó là một hành trình để chúng ta từng bước chiêm nghiệm ý nghĩa. Điều quan trọng không phải là phần thưởng khi bạn đến đích, mà chính là những gì bạn đã góp nhặt trên từng chặng đường đi.


HDMTG Tân Lập Tuyển Sinh Ơn Gọi

Truyền Thông MTG Tân Lập


Tâm Tình Ngày Tìm Hiểu Ơn Gọi

Khoá Tìm Hiểu Ơn Gọi nơi Hội Dòng MTG Tân Lập – thật giống như ngày con đi khai giảng vậy, có gì đó là cảm giác mong đợi, mặc dù vào đó con biết là sẽ có những khuôn khổ nhưng con sẵn sàng đón nhận trong niềm vui.


Ngày Tìm Hiểu Ơn Gọi- Hội Dòng MTG Tân Lập Miền Bắc

Trong bầu khí hân hoan, vào ngày 20,21/08/2022, Ban Mục vụ Ơn gọi Miền Bắc – Hội dòng Mến Thánh Giá Tân Lập lần đầu tiên tổ chức buổi gặp gỡ quy tụ các em nữ sinh đã và đang khao khát bước theo Chúa trong ơn gọi Thánh hiến.


Lặng Để Lắng Nghe Tiếng Chúa

Giữa thế gian vội vã, con xin chọn bước chậm lại để tìm Thánh Ý Chúa. Giữa dòng đời ồn ào, con xin chọn khoảng lặng để lắng nghe tiếng Ngài vẫn gọi con.


Người Môn Đệ Được Chúa Sai Đi (Mc 6,6b-13)

Người môn đệ hôm nay cũng được mời gọi tiếp bước hành trình của người môn đệ trong Tin Mừng Máccô, họ được mời gọi trở lại con đường của người môn đệ được Chúa sai đi, nhờ đó họ tìm được sức sống mới trong hành trình đức tin.


Cảm Nghiệm Sau Ba Ngày Tĩnh Tâm

Đối với tôi, đây là một trải nghiệm tuyệt vời và đặc biệt. Nếu có ai hỏi rằng tôi có muốn vào Dòng Mến Thánh Giá Tân Lập tĩnh tâm nữa hay không thì chắc chắn tôi sẽ mạnh dạn trả lời: Yes!


Hãy Đến Mà Xem

Hạnh phúc không hái được nơi vườn xoài nhưng hạnh phúc chỉ đến với những ai dám lên đường khám phá để tìm ra dấu chân của Thầy Giêsu và sống như Chúa đã sống. Con đường bước theo Thầy Giêsu đầy bất ngờ và thú vị.