Thiên Chúa Độc Nhất Và Những ‘Tà Thần’!  (28.03.2025 Thứ Sáu Tuần III Mùa Chay)

Ngày đăng: Tháng 3 27, 2025

Dân Chúa từ thời Xuất hành, rong ruổi trong sa mạc, cho đến thời định cư và sau đó là những giai đoạn lưu đày… có một vấn đề chủ chốt mà Thánh Kinh hay nhắc đến, đó là hay chạy theo tôn thờ tà thần, ngẫu tượng. Việc đúc con bò vàng là một ví dụ… Để uốn nắn sửa dạy họ, Chúa dùng Môsê và các ngôn sứ – như ngôn sứ Hôsê hôm nay – lưu ý họ rằng thần minh của họ không do tay họ làm ra: “Hỡi Ephraim, tượng thần có giúp ích gì cho ngươi không? Chính Ta sẽ nhậm lời và săn sóc ngươi, cho ngươi mọc lên như cây hương nam xinh tươi. Nhờ Ta, ngươi sẽ sinh hoa kết quả”…

Lời Thánh vịnh 80 (Đáp ca) khẳng định Thiên Chúa duy nhất và thúc bách việc qui phục Ngài: “Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, hãy nghe Ta răn bảo!” Có thể thấy, truyền thống niềm tin độc thần là một điểm nổi bật của Do thái giáo. Về sau, Hồi giáo xuất hiện và cũng được xây dựng trên nền tảng độc thần này, như câu tuyên xưng hai vế trên cửa miệng của họ: “Không có Chúa nào khác ngoài Thiên Chúa (Allah); Mohamet là sứ giả của Thiên Chúa”.

Chúa Giêsu, khi trả lời cho người kinh sư hỏi về điều răn trọng nhất, cũng nhấn mạnh rằng Thiên Chúa là Chúa duy nhất, phải yêu mến Ngài hết lòng, hết sức, và yêu tha nhân như chính mình. Để ý, Thiên Chúa độc nhất và tối cao là nội dung của lời tuyên xưng, của đức tin; còn ‘điều răn’ trọng nhất gắn theo đó là ‘yêu mến’! Bởi vì vị Thiên Chúa độc nhất ấy là Tình Yêu! Cũng hãy để ý, Chúa dạy ta yêu mến Chúa ‘hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình’, nghĩa là với một trái tim không chia sẻ.

Ngày nay, nhiều người có thể lầm tưởng rằng chúng ta, các Kitô hữu, không còn vấn đề tôn thờ tà thần và ngẫu tượng nữa, vì chúng ta đâu có đặt thần nào khác lên bàn thờ! Rõ ràng không phải thế, vì thực tế ta tôn thờ tà thần /ngẫu tượng rất nhiều đó. Bất cứ gì lôi kéo chúng ta chạy theo, đến nỗi quay lưng lại với Thiên Chúa, thì đó đều là những tà thần và những ngẫu tượng – dù ta không lập bàn thờ hữu hình và không sì sụp bái lạy. Tiền bạc, của cải, dục vọng, đam mê, hư danh, quyền lực, vân vân… đều có thể là tà thần của tôi, trong mức độ tôi dành trọn hay chia sẻ lòng mình cho chúng. Nghĩa là chúng lật đổ hoặc cạnh tranh với Thiên Chúa trong lòng tôi!

Chúng ta phải cảnh giác, vì xem ra không thời nào có nhiều tà thần hấp dẫn như thời này!

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Mục Tử Môsê Là Hình Ảnh Của Mục Tử Giêsu: Trách Nhiệm Hết Mình Đối Với Đàn Chiên! (03.4.2025 Thứ Năm Tuần IV Mùa Chay)

Dân đúc tượng con bò và sấp mình thờ lạy, gọi con bò là ‘Thiên Chúa’ của họ. Môse đang ở trên núi với Chúa, được Chúa sai xuống với phán quyết rằng Chúa sẽ huỷ diệt dân vì sự cứng cổ ấy, và Chúa sẽ đặt Môse làm tổ phụ một dân tộc to […]


Cuối Cùng, Chỉ Cần Nghe Và Tin Vào Chúa Giêsu Kitô! (02.04.2025 Thứ Tư Tuần IV Mùa Chay)

Sion nói: – Chúa bỏ rơi tôi, Chúa đã quên tôi rồi! Chúa nói: – Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư? Cho dù người mẹ đó có quên, nhưng Ta sẽ không quên ngươi đâu. Tám thế kỷ trước Chúa Giáng […]


Nguồn Mạch Sự Chữa Lành Và Sự Sống Là Chúa Giêsu! (01.04.2025 Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay)

Mạch nước từ đền thờ chảy ra – như thị kiến trong sách Êdekiel – là hình ảnh của nguồn mạch sự sống. Mạch nước ấy chảy thành dòng sông, chảy đến đâu thì đem lại sự sống đến đó, cho cây trái và cho các sinh vật dưới nước, trên bờ… Câu chuyện Phúc […]


Tin Là Tin Chúa Tốt Lành, Chan Hòa Ân Sủng (31.3.2025 Thứ Hai Tuần IV Mùa Chay)

“Nếu các ông không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin”… Chúa Giêsu muốn nói gì khi nêu nhận xét này? Người muốn nói rằng tốt nhất chúng ta nên tin vào Người ngay cả dù không thấy những phép lạ ngoạn mục. Vị quan chức ở […]


Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Chay, Năm C

HÃY TRỞ VỀ TRONG VÒNG TAY ĐẦY THƯƠNG XÓT CỦA CHA – Lm. Lê Công Đức Thiên Chúa là Cha thật tốt lành; hãy trở về giao hoà với Ngài! Đây là thông điệp của Phụng vụ Lời Chúa CN 4C Mùa Chay. Thiên Chúa tốt lành ấy, sau khi dẫn dắt dân qua hành […]


Tấm Lòng Hơn Của Lễ (29.3.2025 Thứ Bảy Tuần III Mùa Chay)

“Ta muốn tình yêu, chứ không muốn hy lễ!” Lời này trong sách Hôsê thật quá rõ ràng, dứt khoát, trong xác định Chúa muốn gì nơi dân của Ngài. Hôm qua, ta thấy vấn đề ‘tà thần’ lớn biết bao, cả ngày xưa lẫn trong thời hiện đại. Hôm nay, lời Chúa đặc biệt […]


Ngày Hôm Nay Nghe Tiếng Chúa, Đừng Cứng Lòng Nữa! (27.03.2025 Thứ Năm Tuần III Mùa Chay)

Dân hư hỏng, trôi lạc xa đường lối Chúa… Chúa dùng ngôn sứ Giêremia để tha thiết kêu gọi dân trở về… Nhưng họ cứng đầu cứng cổ, không nghe… Đó là nỗi phiền lòng của Chúa và là bi kịch cho họ. Thánh vịnh 94 nhắc lại kinh nghiệm cứng cỏi của dân Chúa […]


Lề Luật Đã Trở Nên Ân Sủng! (26.3.2025 Thứ Tư Tuần III Mùa Chay)

Môsê là khuôn mặt biểu tượng cho Lề Luật, được cô đọng trong Thập Giới. Đây thực sự là sự khôn ngoan sáng suốt được ban cho dân Chúa, và do đó, là một niềm tự hào chính đáng của dân tộc này. Không phải ngẫu nhiên mà Ngũ Giới căn bản của Phật giáo […]


Lễ Truyền Tin Trong Mùa Chay!  (25.3.2025 Thứ Ba Tuần III Mùa Chay)

Biến cố Truyền Tin là một biến cố ‘LỊCH SỬ’, theo mọi nghĩa của từ ‘lịch sử’. Vì nó vô cùng lớn lao! Và vì nó nằm ở trung tâm của toàn bộ lịch sử! Tất cả lịch sử phía trước hướng về đây, và tất cả lịch sử phía sau cũng qui hướng về […]


Chúa Của Mọi Người, Và Chúa Ở Phía Bất Ngờ! (24.3.2025 Thứ Hai Tuần III Mùa Chay)

Syria và Israel là hai vương quốc không thân thiện thời đó. Chuyện chính trị quân sự hai bên kèn cựa nhau, phản ánh trong tương quan và cách giao tiếp giữa các nhân vật lãnh đạo. Xảy ra là tướng Naaman của Syria bị bệnh phong cùi. Uy nghi lẫm liệt mạnh mẽ là […]


Thiên Chúa Thương Xót Và Kiên Nhẫn… (23.3.2025 Chúa Nhật III Mùa Chay)

Tiếng gọi dành cho Môsê gắn với một mặc khải tuyệt đẹp về tấm lòng thương cảm của Thiên Chúa trước những nỗi thống khổ của dân Ngài: “Ta đã thấy dân Ta phải khổ cực ở Ai-cập. Ta đã nghe tiếng chúng kêu than kẻ đốc công áp bức. Ta biết nỗi đau khổ […]