Sự Kết Thúc Thì Chung, Nhưng Số Phận Thì Riêng (17.11.2024 Chúa Nhật XXXIII Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng mười một 17, 2024

Đã vào Chúa nhật 33 Thường niên rồi. Chỉ một Chúa nhật nữa thôi, là hết một chu kỳ năm Phụng vụ!

Lời Chúa nói về sự kết thúc. Không phải kết thúc một chu kỳ nào đó để mở ra một chu kỳ khác y chang, tuần hoàn miên viễn… mà đây là sự kết thúc dứt khoát tất cả những gì mà ta cảm giác và kinh nghiệm trên cõi đời này. Kết thúc của không gian, thời gian. Kết thúc của lịch sử! Đằng sau đó sẽ là một thế giới khác, không phải thế giới này lặp lại.

Bài đọc Đaniel, trong thể văn khải huyền, cho biết đó là sự kết thúc chung, nhưng số phận mỗi người thì riêng, tức khác nhau. Ngày ấy, có những kẻ “đã được ghi tên trong sách”, có kẻ không; mọi người “an giấc trong bụi đất đều chỗi dậy; có người sẽ được hưởng phúc trường sinh, có kẻ phải tủi nhục muôn đời. Những người thông minh sẽ sáng chói như ánh sáng vòm trời, và những kẻ khuyên dạy sự công chính cho nhiều người, sẽ nên như các vì tinh tú tồn tại muôn ngàn đời”… (x. Đn 12,1-3). Để ý, giọng tường thuật ở đây mang âm hưởng ít nhiều về sự cảnh cáo gây hoang mang lo lắng. Nào là “tổng lãnh thiên thần Micae chỗi dậy can thiệp…”, nào là “thời kỳ khốn khổ chưa từng xảy đến bao giờ”… Đáng lo thật!

Nhưng Thánh vịnh 15 (Đáp ca) lấy lại cho chúng ta sự bình tĩnh và yên tâm, theo qui luật rằng ngay cả trong ngày ấy, thì ai vốn thuộc về Chúa sẽ tiếp tục thuộc về Chúa, nghĩa là được Thiên Chúa đón nhận vào trong vòng tay yêu thương của Ngài. “Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa… chính Người nắm giữ vận mạng của con… con sẽ không nao núng… Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh: sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan”…

Những lời của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng Mác cô cũng thuộc giòng văn khải huyền, và cũng nói về sự kết thúc. Cũng vô hình trung gây lo lắng ít nhiều về ‘ngày ấy’: “Trong những ngày ấy, sau cảnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển…”! Cũng xác nhận sự kết thúc đó là ‘chung’, nhưng số phận người ta thì khác nhau – có người được tuyển chọn, có kẻ không! Con Người ngự đến trong đám mây “sẽ sai các thiên thần của Người đi quy tụ những kẻ đã được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ chân trời cho đến cùng kiệt trái đất”! (x. Mc 13,24-32).

Khỏi phải nói, những kẻ được tuyển chọn ấy sẽ được đón nhận trong “quyền năng và vinh quang” của Con Người. Nghĩa là, sau tất cả, một cái kết có hậu, viên mãn dành cho họ. Cuối cùng, đoạn Thư Do thái cho ta biết điều cốt yếu nhất: Ta có quyền hy vọng, một ‘niềm hy vọng không làm thất vọng’, vì Đức Kitô là vị Thượng tế đã hiến dâng chính Người làm hy lễ đền tội cho ta! (x. Dt 10,11-14.18).

Số phận của mỗi người chúng ta, vì thế, không còn là ẩn số, không còn là một cái gì hoàn toàn may rủi. Vì Chúa Giêsu đã trả giá xong, và bảo kê rồi! Ta chỉ còn có việc TIN TƯỞNG vào Người. Tin tưởng nghĩa là trông cậy, tín thác, hy vọng… Nó như ta đặt tất cả cuộc đời và vận mạng của mình vào cửa ‘Chúa Kitô‘ trong ván bài quyết định. Ta thuộc về Chúa, ngay từ bây giờ – và ‘luật chơi’ sẽ được chính Chúa tôn trọng:

Ai thuộc về Chúa, sẽ tiếp tục thuộc về Chúa, trong ngày kết thúc mọi sự ấy!

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Đón Nhận Người, Đừng Loại Trừ Người (19.11.2024 Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên)

Cũng ở Giêrico, hôm qua là chuyện anh mù, một người nghèo, nghèo tận cùng, được gặp Chúa Giêsu và được đón nhận vào ‘đoàn hành hương’ của Chúa. Hôm nay, một người giàu – là ông Dakêu – được Chúa ghé ở lại nhà! Nghèo giàu khác nhau, nhưng cả hai cùng khốn khổ […]


Chúa Vẫn Thương Người Khốn Khó, Ta Có Tin Hay Không? (16.11.2024 Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên)

Đoạn Thư 3Ga là lời khuyến dụ của tác giả gửi một nhân vật tên là Gaio, nhắc cách cư xử tử tế, nồng nhiệt với các anh chị em ngoại kiều. Câu chuyện dụ ngôn trong bài Tin Mừng Luca thì xoay quanh nhân vật ‘bà goá’. Ta nhớ lại, các người ngoại kiều, […]


Nước Thiên Chúa Bàng Bạc Ở Giữa Chúng Ta (14.11.2024 Thứ Năm Tuần XXXII Thường Niên)

Ônêsimô, người nô lệ đã bỏ trốn khỏi nhà ông Philemon, nay trở thành Kitô hữu và được Phaolô gửi trả về. Chúng ta để ý cách Phaolô dàn xếp việc này. Vị Tông Đồ biết rằng trong vị thế của mình, ngài có quyền yêu cầu Philemon phải đón nhận lại Ônêsimô. Nhưng ngài […]


Người Ta Nói Xấu Mình, Mình Có Thể Làm Gì? (12.11.2024 Thứ Ba Tuần XXXII Thường Niên)

Hôm qua thánh Phaolô khuyên giám mục Titô phải nắm giữ đạo lý chân thật để giáo hoá người ta và để bẻ lại những kẻ chống đối. Hôm nay thánh Phaolô tiếp tục lưu ý Titô những gì cần dạy cho các ông các bà lớn tuổi và các bạn trẻ trong cách ăn […]


Đâu Là Đền Thờ Đích Thực Của Thiên Chúa? (09.11.2024 Thứ Bảy Tuần XXXI Thường Niên)

Ngày lễ kỷ niệm Cung hiến Đền thờ Laterano, ‘Nhà thờ Mẹ’ của Giáo hội, gợi cho chúng ta ý thức lại Đền thờ thực sự là gì. Trước hết, khi Chúa Giêsu xua đuổi những kẻ buôn bán ở sân Đền thờ Giêrusalem, Người đã có một hành động biểu tượng – không khác […]


Chúa Giêsu Tự Xếp Mình Vào Hàng Các Tội Nhân (07.11.2024 Thứ Năm Tuần XXXI Thường Niên)

Vừa qua chúng ta thấy người ta bận đi coi đất, bận thử bò, bận ở nhà với vợ… nên xin kiếu không đến dự ‘bữa tiệc trong Nước Thiên Chúa’. Theo ngôn ngữ của thánh Phaolô, đó là xác thịt bóp nghẹt Thần Khí… Và đó là tội lỗi – như thánh Tôma Aquino […]


Chúa Giêsu Khiêm Nhường Như Thế Nào? (05.11.2024 Thứ Ba Tuần XXXI Thường Niên)

Bản văn nổi tiếng bậc nhất về con đường khiêm nhường tự hạ của Con Thiên Chúa có lẽ là đoạn Thư Philip 2,5-11, thường gọi là mầu nhiệm kenosis (tự huỷ, trút rỗng). Chúa Giêsu Kitô như một trái banh tròn từ trời lăn xuống đất, và nó tìm chỗ thấp nhất để lăn […]


Trong Tình Trạng Chiến Đấu! (31.10.2024 Thứ Năm Tuần XXX Thường Niên)

Hôm nay, trong thư Êphêsô, thánh Phaolô nhắc chúng ta về tình trạng chiến tranh/chiến đấu của mình, với lưu ý rằng phải trang bị đầy đủ: áo giáp, khiên thuẫn, giày chiến, mũ chiến…! Dĩ nhiên, các món đó là của Chúa, chứ không phải mua từ Nga hay Mỹ hay Trung Quốc… Đó […]


Hạt Cải, Nắm Men…(29.10.2024 Thứ Ba Tuần XXX Thường Niên)

Chúa Giêsu nói Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, Người không nói “giống như cây cải”. Cũng vậy, Người nói Nước Thiên Chúa giống như nắm men, chứ không nói giống như “khối bột đã dậy men”! Điều này có nghĩa gì? Có nghĩa rằng Nước Thiên Chúa không duy chỉ ở mức hoàn […]


Nếu Các Ngươi Không Hoán Cải…(26.10.2024 Thứ Bảy Tuần XXIX Thường Niên)

Người làm vườn xin ông chủ cho cây vả ‘ba năm không trái’ ấy thêm một năm nữa để sinh trái. Ông chủ đồng ý đợi chờ. Câu chuyện đơn sơ này minh hoạ rất hùng hồn về sự kiên trì nhẫn nại của Thiên Chúa. Tạ ơn Chúa vì sự kiên nhẫn này… Bởi […]


Tôn Giáo Và Phụng Tự Đây, Còn Lửa Ở Đâu? (24.10.2024 Thứ Năm Tuần XXIX Thường Niên)

Những lời của thánh Phaolô trong đoạn Thư Êphêsô hôm nay đặc biệt sâu sắc và rất thiết thực cho cuộc canh tân/cải tổ của chúng ta trong tư cách cá nhân và Giáo hội của bối cảnh hiện tại. “Tôi nguyện xin Chúa Cha, trong sự phong phú của Ngài là Đấng vinh hiển, […]