Đâu Là Đền Thờ Đích Thực Của Thiên Chúa? (09.11.2024 Thứ Bảy Tuần XXXI Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng mười một 9, 2024

Ngày lễ kỷ niệm Cung hiến Đền thờ Laterano, ‘Nhà thờ Mẹ’ của Giáo hội, gợi cho chúng ta ý thức lại Đền thờ thực sự là gì.

Trước hết, khi Chúa Giêsu xua đuổi những kẻ buôn bán ở sân Đền thờ Giêrusalem, Người đã có một hành động biểu tượng – không khác việc chúng ta cố gắng bảo vệ khi các nhà thờ hay ảnh tượng thánh của mình bị xúc phạm (chẳng hạn, thánh giá và tượng Chúa chịu nạn bị đập phá ở vườn sau Đan viện Thiên An cách đây ít năm)… Bởi ngay trong sự kiện ấy, Chúa Giêsu đã mạc khải Đền thờ đích thật là chính Thân Thể của Người, sẽ bị phá huỷ (tức bị giết chết) và sẽ được xây lại (tức Người sống lại) sau ba ngày!

Thông điệp Dilexit nos mới đây của Đức thánh cha Phanxicô gợi ý cho chúng ta về sự nối kết GIỮA mạch suối sự sống chảy ra từ Đền thờ trong thị kiến của Êdekien VÀ nước cùng máu chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu mở toang của Chúa Giêsu chết trên thập giá. Chúa Giêsu là Đền thờ chân thực, ở đó Chúa Cha được tôn thờ và phụng sự cách chân thực! Và ở đó nguồn suối sự sống và ân sủng chảy ra tràn trào cho con người.

Rõ ràng, Chúa Giêsu đã bảo vệ sự thánh thiêng của Đền thờ Giêrusalem (một yếu tố của giao ước cũ) nhằm để gợi mở và hướng chỉ ĐỀN THỜ đích thực là chính bản thân Người (nơi tôn thờ Thiên Chúa của Giao Ước Mới). Có thể nói, tương quan giữa hai đền thờ cũ và mới ấy là tương quan giữa phương tiện và mục đích. Cũng vậy, tương quan giữa các nhà thờ gỗ/ đá / bê tông của chúng ta với ‘Nhà Thờ Thiêng Liêng’ là tương quan phương tiện-mục đích! Nhà thờ này để phục vụ cho việc xây dựng NHÀ THỜ kia!

Nhà Thờ Thiêng Liêng – là Thân Thể Chúa Kitô – chính là Hội Thánh, là CHÚNG TA! Bởi Hội Thánh (còn gọi là Giáo hội) là Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng là Đầu! Thánh Phaolô nói trong 1Cr: “Anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa”.

Tất cả điều nói trên dẫn ta tới một kết luận đầy thích thú tự hào và cũng đầy thách đố: Thiên Chúa được tôn thờ cách đích thực nơi con người và đời sống toàn thời gian (fulltime) và mọi nơi chốn của chúng ta, trong tư cách cộng đoàn và cá nhân, và như những chi thể gắn bó với Đầu là Chúa Giêsu Kitô. Và chúng ta tôn thờ Thiên Chúa như vậy thông qua khả năng YÊU THƯƠNG của mình (mến Chúa yêu người)! Đây là điểm tới của Thông điệp Dilexit nos, nói về sứ mạng yêu thương của những người cảm nhận sâu xa mình được Thiên Chúa yêu thương hết mực qua cạnh sườn mở toang của Chúa chịu đóng đinh.

Làm lan toả tình yêu thương xót của Thiên Chúa trên thế giới này, đó là cách tôn thờ Thiên Chúa đúng trọng tâm và, do đó, phù hợp nhất. Chúng ta cần các nhà thờ gỗ / đá / bê tông là để trang bị cho mình khả năng YÊU THƯƠNG này. Tất cả chúng ta không được quên điều đó. Các mục tử, các vị lãnh đạo cộng đoàn càng không thể quên.

Ai đã từng đến Đền thờ Laterano, cũng như các Đại thánh đường khác ở Rôma, có thể nhận ra thực tế này: Xem ra số người từ khắp nơi trên thế giới đến các Đền thờ này để tham quan du lịch, để chiêm ngưỡng kiến trúc trong mỗi năm có thể vượt xa con số các tín hữu đến để cầu nguyện và cử hành phụng tự!

Nên chăng chúng ta cần thường xuyên ‘thăm viếng’ và khảo sát tình trạng ngôi Nhà Thờ Thiêng Liêng đích thực của Thiên Chúa – là Giáo hội, là chính CHÚNG TA – để xem có chuyện ‘buôn bán’, ‘đổi tiền’ và các kiểu tục hoá diễn ra ở đó hay không?

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Động Lực Sứ Mạng Thừa Sai Của Thánh Phanxicô Xavie (03.12.2024 Thứ Ba Tuần I Mùa Vọng)

Trình thuật về bài sai sứ mạng (mandat) ở Tin Mừng Mác-cô có một sự nhấn mạnh đáng lưu ý về “những phép lạ kèm theo”. Nào là “trừ quỉ”, nào là “cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc cũng không bị hại”, nào là “đặt tay chữa lành bệnh nhân”… Đây […]


Mùa Vọng! (01.12.2024 Chúa Nhật I Mùa Vọng)

Bước vào Mùa Vọng, điều ghi nhận đầu tiên là Lời Chúa, với sứ điệp tỉnh thức, vẫn liền mạch từ cuối Năm Phụng vụ trước (2024) đến đầu Năm Phụng vụ sau (2025). Bởi vì chân trời cánh chung, với cuộc Quang lâm của Chúa, vẫn còn nguyên đó, làm thành một trong hai […]


Chiến Đấu Dưới Cờ Vua Kitô Vua (28.11.2024 Thứ Năm Tuần XXXIV Thường Niên)

Ai từng tĩnh tâm theo lược đồ linh thao của thánh Inhaxio cũng có thể nhớ một bài tập chân truyền và cơ hữu mà dù người ta có ‘biến tấu’ kiểu gì cũng không bỏ qua cái cốt yếu của nó, đó là đề tài về ‘Hai màu cờ’. Lá cờ của Vua Kitô […]


Đừng Sợ Hãi, Đừng Lo Lắng! (27.11.2024 Thứ Tư Tuần XXXIV Thường Niên)

Chúa Giêsu tiếp tục nói về tình trạng bách hại mà các môn đệ của Người phải chịu. Bắt bớ, đàn áp, truy tố, kết án, giam giữ, và ngay cả giết chết! Một chi tiết đáng chú ý, đó là Chúa căn dặn “đừng lo trước sẽ phải nói gì”, vì “chính Thầy sẽ […]


Những Người Khách Qua Đường (26.11.2024 Thứ Ba Tuần XXXIV Thường Niên)

Thị kiến trong sách Khải huyền về Con Người đến trong đám mây, có các thiên thần cầm liềm sắc bén, hạ liềm xuống thu hoạch lúa và nho… hầu như được giải thích bằng Thánh vịnh 95 (Đáp ca) rằng đó là “Chúa ngự đến cai quản địa cầu” – mà chúng ta giải […]


Vua Kitô Đã Chinh Phục Được Sự Thần Phục Của Tôi Chưa? (24.11.2024 Chúa Nhật XXXIV Thường Niên)

Xuyên suốt Năm Phụng vụ, chúng ta cử hành mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô. Mầu nhiệm ấy được chuẩn bị bằng lời hứa, sự chờ đợi… rồi chính thức bắt đầu với Lời nhập thể, Giáng sinh, làm người qua các giai đoạn, dẫn tới sứ vụ của Chúa Giêsu, và đạt cao trào trong […]


Sự Sống Lại Và Sự Sống Đời Đời (23.11.2024 Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên)

Tác giả sách Khải huyền nghe lời sấm trong thị kiến về hai chứng tá của Chúa bị con mãnh thú giết chết. Nhưng “sinh khí từ Thiên Chúa nhập vào các ngài. Và các ngài đứng dậy, khiến cho những người trông thấy phải khiếp sợ. Rồi các ngài nghe có tiếng vang lớn […]


Đón Nhận Người, Đừng Loại Trừ Người (19.11.2024 Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên)

Cũng ở Giêrico, hôm qua là chuyện anh mù, một người nghèo, nghèo tận cùng, được gặp Chúa Giêsu và được đón nhận vào ‘đoàn hành hương’ của Chúa. Hôm nay, một người giàu – là ông Dakêu – được Chúa ghé ở lại nhà! Nghèo giàu khác nhau, nhưng cả hai cùng khốn khổ […]


Sự Kết Thúc Thì Chung, Nhưng Số Phận Thì Riêng (17.11.2024 Chúa Nhật XXXIII Thường Niên)

Đã vào Chúa nhật 33 Thường niên rồi. Chỉ một Chúa nhật nữa thôi, là hết một chu kỳ năm Phụng vụ! Lời Chúa nói về sự kết thúc. Không phải kết thúc một chu kỳ nào đó để mở ra một chu kỳ khác y chang, tuần hoàn miên viễn… mà đây là sự […]


Chúa Vẫn Thương Người Khốn Khó, Ta Có Tin Hay Không? (16.11.2024 Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên)

Đoạn Thư 3Ga là lời khuyến dụ của tác giả gửi một nhân vật tên là Gaio, nhắc cách cư xử tử tế, nồng nhiệt với các anh chị em ngoại kiều. Câu chuyện dụ ngôn trong bài Tin Mừng Luca thì xoay quanh nhân vật ‘bà goá’. Ta nhớ lại, các người ngoại kiều, […]


Nước Thiên Chúa Bàng Bạc Ở Giữa Chúng Ta (14.11.2024 Thứ Năm Tuần XXXII Thường Niên)

Ônêsimô, người nô lệ đã bỏ trốn khỏi nhà ông Philemon, nay trở thành Kitô hữu và được Phaolô gửi trả về. Chúng ta để ý cách Phaolô dàn xếp việc này. Vị Tông Đồ biết rằng trong vị thế của mình, ngài có quyền yêu cầu Philemon phải đón nhận lại Ônêsimô. Nhưng ngài […]


Người Ta Nói Xấu Mình, Mình Có Thể Làm Gì? (12.11.2024 Thứ Ba Tuần XXXII Thường Niên)

Hôm qua thánh Phaolô khuyên giám mục Titô phải nắm giữ đạo lý chân thật để giáo hoá người ta và để bẻ lại những kẻ chống đối. Hôm nay thánh Phaolô tiếp tục lưu ý Titô những gì cần dạy cho các ông các bà lớn tuổi và các bạn trẻ trong cách ăn […]