Mình Thầy Bị Nộp, Máu Thầy Đổ Ra Cho Giao Ước Mới (02.06.2024 Chúa Nhật Mình Máu Chúa Kitô)

Ngày đăng: Tháng 6 1, 2024

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu – như tên gọi, liên quan đến hai yếu tố: ‘mình’ và ‘máu’! Đa số chúng ta khi ‘rước lễ’ là ‘rước’ Mình Thánh Chúa. Khi chầu hay viếng Thánh Thể, ta cũng chầu hay viếng Mình Thánh Chúa. Nhưng nếu phân tích, thì chính Máu Thánh Chúa là yếu tố trực tiếp thâu tóm ý nghĩa của Thánh Thể xét như là Bí tích của Giao ước mới. Có thể nói, ‘mình Thầy bị nộp’ là để ‘máu Thầy đổ ra’. Cũng có thể nói, để Thầy trở thành hy lễ, thì máu Thầy phải đổ ra – và khi máu Thầy đổ ra, thì mình Thầy ‘bị nộp’ một cách trọn vẹn.

Vì thế, ‘máu’ có mặt xuyên suốt các yếu tố của Phụng vụ Lời Chúa hôm nay:

Trước hết là máu của hy lễ bò tơ, được chia làm hai, một nửa rảy trên bàn thờ, nửa kia rảy trên dân chúng. Đó là hình ảnh ký kết giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài (x. Xh 24,3-8). Nội dung của giao ước có thể tóm tắt là: Thiên Chúa là Thiên Chúa của dân, còn dân cam kết bước đi trong đường lối Chúa.

Thánh vịnh 115 (Đáp ca) gợi lại nội dung giao ước bằng hình ảnh “Tôi sẽ lãnh chén cứu độ và tôi sẽ kêu cầu Danh Chúa”. Thánh vịnh này nhắc đến những điều tốt lành Chúa ban tặng cho dân, nhất là việc Chúa “bẻ gãy xiềng xích” cho họ. Đồng thời, ở đây cũng nhắc lại lời cam kết “sẽ giữ trọn lời khấn hứa cùng Chúa”…

Nhưng dân đã không giữ trọn lời cam kết, giao ước cũ thất bại về phía dân, và cần thay thế bằng Giao ước mới! Không còn là máu chiên bò nữa, mà là máu của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa: “Này là máu Ta, máu của Giao ước mới, đổ ra cho nhiều người…” Ngay trước đó, Chúa tuyên bố “Này là mình Ta, hãy cầm lấy…” (x. Mc 14,12-16.22-26).

Đoạn Thư Do thái diễn giải rõ ý nghĩa của ‘máu giao ước mới’ này trong tham chiếu đến truyền thống máu chiên bò của giao ước cũ: “Máu dê và tro bò mà người ta rảy trên kẻ ô uế còn thánh hoá được thân xác nên trong sạch, huống chi máu của Ðức Kitô, Ðấng đã nhờ Thánh Thần mà hiến tế chính mình làm của lễ trong sạch dâng lên Thiên Chúa; máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết, khiến chúng ta có thể phụng sự Thiên Chúa hằng sống. Vì vậy Chúa Kitô là trung gian của Giao ước mới, vì nhờ sự chết của Người để cứu chuộc tội phạm dưới thời giao ước cũ, mà những kẻ được kêu gọi, đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ.” (x. Dt 9,11-15).

Mình và Máu Chúa tách biệt trong cái chết hy tế, đóng ấn Giao ước mới. Nhưng Chúa Giêsu đã sống lại, sự tách biệt ấy được tái hợp – ta rước hay chầu Mình Thánh Chúa cũng chính là rước hay chầu trọn vẹn Thánh Thể Chúa, trong tình trạng ‘Phục sinh’ hiện tại của Người. Điều quan trọng, khi kết hợp với Thánh Thể Chúa, đó là chúng ta ‘làm mới lại’ Giao ước mới cho mình, trong Giáo hội là Dân mới của Thiên Chúa: ta cam kết bước đi trên con đường Đức Giêsu Kitô đã đi!

Chân phước Carlo Acutis, một con người của Thánh Thể trong thời hiện đại, sắp được tuyên thánh. Xin vị thánh trẻ này chuyển cầu và truyền cảm hứng cho chúng ta, nhất là các bạn trẻ vốn gắn bó nhiều với thế giới kỹ thuật số, được ngày càng hiểu biết và yêu mến Thánh Thể hơn.

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Suy Niệm Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Năm C

Ngày nay, Lễ Ngũ Tuần được cử hành cả trong Kitô giáo lẫn Do thái giáo. Lễ Ngũ Tuần là một lễ lớn của người Do Thái. Đây là ngày lễ quy tụ mọi người Do Thái tản mác khắp mọi nơi về Giêrusalem để tham dự. Còn đối với Giáo hội Công giáo, đây […]


Chúa Phục Sinh Sẽ Rời Đi, Nhưng Vẫn Hiện Diện Trong Thánh Thần (25.5.2025 Chúa Nhật VI Phục Sinh, Năm C)

Sắp tới lễ Chúa Giêsu Lên Trời, rồi tiếp theo sẽ là lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống… Vì thế, hôm nay chúng ta nghe những lời Chúa Giêsu nói về việc Người ra đi, về sự bình an mà Người để lại cho các môn đệ, và lời hứa về “Ðấng Phù Trợ là […]


Yêu Như Chúa Yêu (Suy Niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm C – Chúa Chiên Lành)

Chúa Nhật thứ tư mùa Phục sinh được gọi là Chúa nhật Chúa Chiên Lành.  Hình ảnh người chăn chiên đã được mô tả trong Cựu ước về Thiên Chúa như là Đấng chăn dắt dân Người (Tv 22). Chính Chúa Giêsu cũng dùng những hình ảnh người chăn chiên quen thuộc để dạy chúng ta […]


Suy Niệm Chúa Nhật III Phục Sinh, Năm C

Loan Báo Tin Mừng Phục Sinh, Bất Chấp Mọi Trợ Lực – Lm. Lê Công Đức Có thể hình dung câu chuyện trên bờ Biển Hồ (x. Ga 21,1-14) như sau: Mười một ông, nhưng ở đây chỉ có bảy. Vắng bốn người, họ đi đâu nhỉ? Thầy sống lại và hiện ra vài lần, […]


Suy Niệm Chúa Nhật II Phục Sinh

Khi Chúa Giêsu chết, các môn đệ rơi vào tình trạng mất phương hướng và lo sợ, sống khép kín trong ngôi nhà đóng cửa cài then, không giao du, không tiếp xúc với ai. Tình trạng sống buồn bã ấy không khác gì một cái xác không hồn sau cuộc tử nạn của Thầy. […]


 Tình Yêu Thập Giá

     Khi màn đêm buông xuống, giờ kinh nguyện đã kết thúc, chỉ còn lại mình con với Chúa trong sự thinh lặng cuối ngày. Con ngước mắt lên nhìn Chúa và Chúa cũng đang nhìn con, một cảm xúc dâng trào trong lòng và con tự hỏi: “Tình yêu là gì?” Có thứ tình […]


Suy Niệm Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm C

ĐỂ TẤT CẢ LẠI ĐÀNG SAU VÀ LAO VỀ PHÍA TRƯỚC – Lm. Lê Công Đức Tuần thứ 5 Mùa Chay là tuần lễ cuối cùng trước khi bước vào Tuần Thánh. Hành trình ‘sa mạc’ của mỗi người và của cộng đoàn cũng đã trải qua nhiều cung bậc. Những cố gắng để trung […]


Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Chay, Năm C

HÃY TRỞ VỀ TRONG VÒNG TAY ĐẦY THƯƠNG XÓT CỦA CHA – Lm. Lê Công Đức Thiên Chúa là Cha thật tốt lành; hãy trở về giao hoà với Ngài! Đây là thông điệp của Phụng vụ Lời Chúa CN 4C Mùa Chay. Thiên Chúa tốt lành ấy, sau khi dẫn dắt dân qua hành […]


Sám Hối (Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Chay, Năm C)

Trong bài Tin Mừng Hôm nay, có mấy người đến kể lại cho Đức Giêsu chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết. Nghe vậy, Người cảnh báo và khuyên họ hãy ăn năn sám hối. Sau đó, Người kể cho họ nghe dụ ngôn “Cây vả không ra trái”. Ngài muốn truyền cho […]


Học Với Thánh Giuse

Trong kế hoạch cứu độ, Thiên Chúa không chỉ chọn cho Con Thiên Chúa một người mẹ tuyệt vời là Đức Trinh Nữ Maria mà còn chọn một người cha công chính cho Chúa Giêsu đó là thánh Giuse. Thánh Giuse là Cha nuôi: nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ để Hài Nhi Giêsu […]


Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Chay

Biến Cố Biến Hình Từ Lăng Kính Giao Ước – Lm. Lê Công Đức Chúa nhật 2 Mùa Chay thường được gọi đơn giản là ‘Chúa nhật Biến hình’, dựa trên câu chuyện của trình thuật Tin Mừng cho cả ba năm A, B và C. Tuy nhiên, nhìn tổng quan toàn bộ cấu trúc […]


Hãy Nhìn Lại ! (Suy Niệm Chúa Nhật I Mùa Chay)

Mùa Chay là mùa của sám hối và trở về cùng Thiên Chúa để tái khám phá niềm vui và sự bình an trong Ngài. Ngày Thứ Tư Lễ tro bắt đầu Mùa chay nhắc nhở chúng ta về thân phận bụi tro. Chúng ta được sinh ra từ bụi đất và chúng ta cũng […]