Mình Thầy Bị Nộp, Máu Thầy Đổ Ra Cho Giao Ước Mới (02.06.2024 Chúa Nhật Mình Máu Chúa Kitô)

Ngày đăng: Tháng sáu 1, 2024

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu – như tên gọi, liên quan đến hai yếu tố: ‘mình’ và ‘máu’! Đa số chúng ta khi ‘rước lễ’ là ‘rước’ Mình Thánh Chúa. Khi chầu hay viếng Thánh Thể, ta cũng chầu hay viếng Mình Thánh Chúa. Nhưng nếu phân tích, thì chính Máu Thánh Chúa là yếu tố trực tiếp thâu tóm ý nghĩa của Thánh Thể xét như là Bí tích của Giao ước mới. Có thể nói, ‘mình Thầy bị nộp’ là để ‘máu Thầy đổ ra’. Cũng có thể nói, để Thầy trở thành hy lễ, thì máu Thầy phải đổ ra – và khi máu Thầy đổ ra, thì mình Thầy ‘bị nộp’ một cách trọn vẹn.

Vì thế, ‘máu’ có mặt xuyên suốt các yếu tố của Phụng vụ Lời Chúa hôm nay:

Trước hết là máu của hy lễ bò tơ, được chia làm hai, một nửa rảy trên bàn thờ, nửa kia rảy trên dân chúng. Đó là hình ảnh ký kết giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài (x. Xh 24,3-8). Nội dung của giao ước có thể tóm tắt là: Thiên Chúa là Thiên Chúa của dân, còn dân cam kết bước đi trong đường lối Chúa.

Thánh vịnh 115 (Đáp ca) gợi lại nội dung giao ước bằng hình ảnh “Tôi sẽ lãnh chén cứu độ và tôi sẽ kêu cầu Danh Chúa”. Thánh vịnh này nhắc đến những điều tốt lành Chúa ban tặng cho dân, nhất là việc Chúa “bẻ gãy xiềng xích” cho họ. Đồng thời, ở đây cũng nhắc lại lời cam kết “sẽ giữ trọn lời khấn hứa cùng Chúa”…

Nhưng dân đã không giữ trọn lời cam kết, giao ước cũ thất bại về phía dân, và cần thay thế bằng Giao ước mới! Không còn là máu chiên bò nữa, mà là máu của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa: “Này là máu Ta, máu của Giao ước mới, đổ ra cho nhiều người…” Ngay trước đó, Chúa tuyên bố “Này là mình Ta, hãy cầm lấy…” (x. Mc 14,12-16.22-26).

Đoạn Thư Do thái diễn giải rõ ý nghĩa của ‘máu giao ước mới’ này trong tham chiếu đến truyền thống máu chiên bò của giao ước cũ: “Máu dê và tro bò mà người ta rảy trên kẻ ô uế còn thánh hoá được thân xác nên trong sạch, huống chi máu của Ðức Kitô, Ðấng đã nhờ Thánh Thần mà hiến tế chính mình làm của lễ trong sạch dâng lên Thiên Chúa; máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết, khiến chúng ta có thể phụng sự Thiên Chúa hằng sống. Vì vậy Chúa Kitô là trung gian của Giao ước mới, vì nhờ sự chết của Người để cứu chuộc tội phạm dưới thời giao ước cũ, mà những kẻ được kêu gọi, đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ.” (x. Dt 9,11-15).

Mình và Máu Chúa tách biệt trong cái chết hy tế, đóng ấn Giao ước mới. Nhưng Chúa Giêsu đã sống lại, sự tách biệt ấy được tái hợp – ta rước hay chầu Mình Thánh Chúa cũng chính là rước hay chầu trọn vẹn Thánh Thể Chúa, trong tình trạng ‘Phục sinh’ hiện tại của Người. Điều quan trọng, khi kết hợp với Thánh Thể Chúa, đó là chúng ta ‘làm mới lại’ Giao ước mới cho mình, trong Giáo hội là Dân mới của Thiên Chúa: ta cam kết bước đi trên con đường Đức Giêsu Kitô đã đi!

Chân phước Carlo Acutis, một con người của Thánh Thể trong thời hiện đại, sắp được tuyên thánh. Xin vị thánh trẻ này chuyển cầu và truyền cảm hứng cho chúng ta, nhất là các bạn trẻ vốn gắn bó nhiều với thế giới kỹ thuật số, được ngày càng hiểu biết và yêu mến Thánh Thể hơn.

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Maria – Mẫu Gương Về Đức Tin, Lòng Bác Ái Và Sự Khiêm Tốn (Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng)

Trong tâm tình dọn lòng mừng đón Chúa xuống thế làm người, Giáo Hội mời gọi con cái chiêm ngắm hình ảnh Mẹ Maria đi thăm viếng người chị họ Êlisabeth. Qua hành trình lên đường của Mẹ Maria, chúng ta học được nơi Mẹ về đức tin, lòng bác ái và sự khiêm tốn. […]


Suy Niệm Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm C

Khí hanh chuyển đổi đang về Báo mùa se lạnh đất trời giao duyên Trầm trầm tiếng nhạc cất lên Lòng ơi tỉnh thức, chớ quên nguyện cầu. Bước vào Mùa Vọng không sầu Hướng tâm lên Chúa đợi chờ ngày vui. Thời Người sẽ đến sớm thôi Phút giây hiện tại là quà hiến […]


Đức Giêsu, Vua Tình Yêu (Suy Niệm Chúa Nhật XXXIV Thường Niên Năm B – Đức Giêsu, Vua Vũ Trụ)

Dưới con mắt của thế gian, Vua là người có quyền và có địa vị, uy phong và lẫm liệt. Vua sẽ dùng quyền lực để cai trị dân. Thế nhưng, vị Vua mang tên Giêsu, Ngài dùng tình yêu để hướng dẫn, Ngài dùng sự khiêm tốn để làm mẫu gương cho con người. […]


Suy Niệm Chúa Nhật XXXIII Thường Niên, Năm B

Giáo hội quy tụ những người có cùng đức tin vào Đức Kitô – Đấng đã chết và phục sinh, để nhờ Ngài, mọi người được sống và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Giáo hội vừa là một cộng đoàn của những người tin, vừa mang đặc tính cá vị, niềm tin này […]


Hai Đồng Tiền Kẽm (Suy Niệm Chúa Nhật XXXII Thường Niên, Năm B)

Trong cuộc sống, chúng ta thường nhận xét, đánh giá về một người hay sự việc qua hình thức bề ngoài. Đặc biệt trong xã hội hôm nay, con người thường dựa vào của cải, những giá trị vật chất để làm thước đo cho các giá trị mà quên mất những giá trị đích […]



Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIX Thường Niên, Chúa Nhật Truyền Giáo

Chúa Nhật XXIX Thường Niên cầu nguyện cho công việc truyền giáo của Giáo Hội. Qua bí tích rửa tội, mỗi người Ki-tô hữu được tham dự ba chức vụ: Tư tế, Vương đế và Ngôn sứ. Như Vậy, chúng ta đều có trách nhiệm Loan báo Tin Mừng bằng lời nói và chính đời […]


Giá Trị Sống (Suy Niệm Chúa Nhật XXVIII Thường Niên, Năm B)

Người thanh niên trong đoạn Lời Chúa hôm nay thật đáng khen, anh ta khao khát vươn lên, không chỉ dừng ở điều tối thiểu là luật dạy nhưng là muốn đạt tới nhân đức trọn lành nơi Đức Giêsu. Nhưng anh ta vẫn đặt giá trị hoàn thiện dựa trên cái anh làm, cái […]


Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVII Thường Niên, Năm B

Ơn gọi nào cũng khởi đi từ chính Thiên Chúa, dù là ơn gọi thánh hiến hay ơn gọi hôn nhân gia đình. Sách GLHTCG điều 1604 viết rằng: “Thiên Chúa, Đấng tạo dựng con người vì tình yêu, cũng đã kêu gọi họ đến tình yêu, đó là ơn gọi nền tảng và bẩm […]


Suy Niệm Chúa Nhật XXV Thường Niên, Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ yêu dấu của mình có tinh thần sống khiêm nhường và phục vụ vô vị lợi. “Ai muốn làm đầu thì phải làm người rốt hết và làm tôi tớ mọi người”. Thời ngày nay ai cũng muốn bản thân mình được đề […]


Suy Niệm Chúa Nhật XXIV Thường Niên, Năm B

Trong hành trình bước theo Chúa Giêsu, người môn đệ cần có đủ tình yêu để vượt qua mọi thử thách chông gai, có đủ tình mến để dám lội ngược dòng với tính xác thịt, có đủ hy sinh để sẵn sàng từ bỏ những danh vọng trần thế, để chọn một lối sống thanh thoát như Thầy. Và quan trọng nhất là chúng ta có đủ khao khát để đạt được điều kiện của Thầy đã đưa ra cho những ai muốn theo Thầy “Ai muốn Theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập giá mình mà theo Ta”.


“Hãy Mở Ra” (Suy Niệm Chúa Nhật XXIII Thường Niên, Năm B)

“Hãy mở ra”, chính là mệnh lệnh Đức Giêsu quyền năng nói với kẻ câm điếc hôm xưa, còn hôm nay thì sao? Chúa Giêsu cũng đang mời gọi chúng ta “hãy mở lòng ra”.