Mầu Nhiệm Tình Yêu Của Ba Ngôi Thiên Chúa ( Chúa Nhật IX Thường Niên, Năm A)

Ngày đăng: Tháng 6 3, 2023

Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi luôn là mầu nhiệm vượt quá sự hiểu biết của con người. Câu chuyện của Thánh Augustino với hình ảnh cậu bé bên bờ biển năm nào đã làm không ít người thấy khô khan và khó hiểu bởi mầu nhiệm này chỉ xoay quanh “Một Chúa – Ba Ngôi” và “Ba Ngôi – Một Chúa”. Nhưng với con mắt đức tin và cảm nghiệm của con tim, chúng ta sẽ dần khám phá ra đây là mầu nhiệm không quá khó hiểu nhưng diễn tả một tình yêu thương và sự hiệp nhất.

Trong bài đọc 1 trích sách xuất hành, Thiên Chúa đã tự mặc khải chính Ngài là “Thiên Chúa từ bi, nhân hậu, nhẫn nại, giàu ân nghĩa và thành tín”. Dù dân của Ngài có phản bội, lỗi lầm, Ngài vẫn yêu thương và tha thứ. Ngài không phải là Thiên Chúa đơn độc nhưng là Thiên Chúa Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Tuy Ba Ngôi Vị khác nhau nhưng cùng một bản tính, một sự sống và một hành động. Nơi Thiên Chúa, tình yêu giữa Cha, Con và Thánh Thần không hề có bất kỳ giới hạn nào “Mọi sự của Con đều là của Cha và sự gì của Cha cũng là của Con” (Ga 17,10).Điều con muốn chính là điều Cha muốn (Ga 4,34), vinh quang của Con cũng là vinh quang của Cha” (Ga 13,31)

Cả Ba Ngôi hiệp nhất nên một với nhau. “Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha” (Ga 10,38), Thánh Thần ở trong Cha và Con vì Ngài từ Cha và Con mà đến, mà chính Con cũng lại ở trong Thánh Thần”. Chính vì tình yêu mà Chúa Cha sinh ra Chúa Con, đã trao cho Chúa Con tất cả, ngay chính bản thân mình. Và chính sự kết hợp giữa Chúa Cha và Chúa Con nhiệm xuất ra một tình yêu, đó là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là luồng tình yêu từ Chúa Cha đến Chúa Con. Vì thế, trong Ba Ngôi luôn có sự đón nhận, trao hiến và hiệp thông trong một Thiên Chúa duy nhất.

Trang Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan đã diễn tả tình yêu của Thiên Chúa “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”(Ga 3,16). Tình yêu Thiên Chúa luôn trao ban cho nhân loại, Ngài không muốn bất cứ ai phải hư mất nhưng nhờ Ngài mà được ơn cứu độ. Con người có thể tin hay từ chối, mở lòng ra hay khép lại…tùy thuộc vào tự do của mỗi người. Thiên Chúa vẫn luôn chờ đợi sự đáp trả của con người trước lời mời gọi yêu thương mà Chúa dành riêng cho mỗi người. Chúng ta mang trong mình tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Càng yêu thương bao nhiêu, con người càng trở nên giống Chúa hơn. Chúng ta sẽ càng trở nên xa lạ với Thiên Chúa nếu chúng ta không sống và cảm nghiệm được tình yêu vì “Ai không yêu thì không biết Thiên Chúa”(1Ga 4,8). Ước gì tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi được diễn tả qua cung cách sống với môi trường và con người chúng ta hiện diện hôm nay.

Là kitô hữu, đứng trước căn tính hiệp nhất của Ba Ngôi chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải chiêm ngưỡng, bắt chước và sống tình yêu thương với nhau như Ba Ngôi Thiên Chúa thì chúng ta mới có thể hiệp nhất được. Nơi gia đình, mỗi thành viên đã đón nhận và thể hiện tình yêu của Ngài như thế nào? Giữa cha mẹ, con cái và anh chị em đã thực sự hiệp nhất yêu thương nhau để góp phần xây dựng gia đình thành dấu chỉ và hình ảnh sống động giữa Ba Ngôi Thiên Chúa chưa? Nơi cộng đoàn tu trì, chúng ta đã sống tinh thần thuộc về, yêu thương, đón nhận và bổ túc cho nhau như một gia đình của Ba Ngôi Thiên Chúa chưa?

Để sống mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống thường ngày sẽ không khó nếu chúng ta biết dừng lại. Dừng lại để thấy được giá trị của cuộc sống bình thường: một lời nói yêu thương, một hành động bác ái, một trái tim quảng đại. Như thế, trạm dừng hôm nay thật tuyệt vời vì không phải chỉ để sống yêu thương nhưng để chuẩn bị cho ta trạm dừng cuối cùng của cuộc đời mình, là được hòa nhập trọn vẹn vào sự sống vĩnh cửu của Ba Ngôi Thiên Chúa, đích điểm của cuộc đời ta.

Maria Thảo An



Bài viết khác

Yêu Như Chúa Yêu (Suy Niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm C – Chúa Chiên Lành)

Chúa Nhật thứ tư mùa Phục sinh được gọi là Chúa nhật Chúa Chiên Lành.  Hình ảnh người chăn chiên đã được mô tả trong Cựu ước về Thiên Chúa như là Đấng chăn dắt dân Người (Tv 22). Chính Chúa Giêsu cũng dùng những hình ảnh người chăn chiên quen thuộc để dạy chúng ta […]


Suy Niệm Chúa Nhật III Phục Sinh, Năm C

Loan Báo Tin Mừng Phục Sinh, Bất Chấp Mọi Trợ Lực – Lm. Lê Công Đức Có thể hình dung câu chuyện trên bờ Biển Hồ (x. Ga 21,1-14) như sau: Mười một ông, nhưng ở đây chỉ có bảy. Vắng bốn người, họ đi đâu nhỉ? Thầy sống lại và hiện ra vài lần, […]


Suy Niệm Chúa Nhật II Phục Sinh

Khi Chúa Giêsu chết, các môn đệ rơi vào tình trạng mất phương hướng và lo sợ, sống khép kín trong ngôi nhà đóng cửa cài then, không giao du, không tiếp xúc với ai. Tình trạng sống buồn bã ấy không khác gì một cái xác không hồn sau cuộc tử nạn của Thầy. […]


 Tình Yêu Thập Giá

     Khi màn đêm buông xuống, giờ kinh nguyện đã kết thúc, chỉ còn lại mình con với Chúa trong sự thinh lặng cuối ngày. Con ngước mắt lên nhìn Chúa và Chúa cũng đang nhìn con, một cảm xúc dâng trào trong lòng và con tự hỏi: “Tình yêu là gì?” Có thứ tình […]


Suy Niệm Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm C

ĐỂ TẤT CẢ LẠI ĐÀNG SAU VÀ LAO VỀ PHÍA TRƯỚC – Lm. Lê Công Đức Tuần thứ 5 Mùa Chay là tuần lễ cuối cùng trước khi bước vào Tuần Thánh. Hành trình ‘sa mạc’ của mỗi người và của cộng đoàn cũng đã trải qua nhiều cung bậc. Những cố gắng để trung […]


Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Chay, Năm C

HÃY TRỞ VỀ TRONG VÒNG TAY ĐẦY THƯƠNG XÓT CỦA CHA – Lm. Lê Công Đức Thiên Chúa là Cha thật tốt lành; hãy trở về giao hoà với Ngài! Đây là thông điệp của Phụng vụ Lời Chúa CN 4C Mùa Chay. Thiên Chúa tốt lành ấy, sau khi dẫn dắt dân qua hành […]


Sám Hối (Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Chay, Năm C)

Trong bài Tin Mừng Hôm nay, có mấy người đến kể lại cho Đức Giêsu chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết. Nghe vậy, Người cảnh báo và khuyên họ hãy ăn năn sám hối. Sau đó, Người kể cho họ nghe dụ ngôn “Cây vả không ra trái”. Ngài muốn truyền cho […]


Học Với Thánh Giuse

Trong kế hoạch cứu độ, Thiên Chúa không chỉ chọn cho Con Thiên Chúa một người mẹ tuyệt vời là Đức Trinh Nữ Maria mà còn chọn một người cha công chính cho Chúa Giêsu đó là thánh Giuse. Thánh Giuse là Cha nuôi: nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ để Hài Nhi Giêsu […]


Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Chay

Biến Cố Biến Hình Từ Lăng Kính Giao Ước – Lm. Lê Công Đức Chúa nhật 2 Mùa Chay thường được gọi đơn giản là ‘Chúa nhật Biến hình’, dựa trên câu chuyện của trình thuật Tin Mừng cho cả ba năm A, B và C. Tuy nhiên, nhìn tổng quan toàn bộ cấu trúc […]


Hãy Nhìn Lại ! (Suy Niệm Chúa Nhật I Mùa Chay)

Mùa Chay là mùa của sám hối và trở về cùng Thiên Chúa để tái khám phá niềm vui và sự bình an trong Ngài. Ngày Thứ Tư Lễ tro bắt đầu Mùa chay nhắc nhở chúng ta về thân phận bụi tro. Chúng ta được sinh ra từ bụi đất và chúng ta cũng […]


Biết Mình – Biết Tha Nhân (Suy Niệm Chúa Nhật XVIII Thường Niên, Năm C)

Có thể nói biết mình là một điều không thể thiếu để nhận ra Thánh ý của Thiên Chúa và sống trọn vẹn với tha nhân. Đôi khi ta chỉ biết một mà tưởng biết mười, ta không nghĩ rằng nơi bản thân còn rất nhiều thiếu sót, sự ảo tưởng đó làm thao túng lý […]


Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên, Năm C

Thương Xót Như Chúa Cha – Yêu Kẻ Thù – Lm. Lê Công Đức Vua Saolê căm phẫn và hùng hổ săn đuổi để giết Đavit. Nhưng hết lần này đến lần khác, Saolê khinh suất và rơi vào tình huống có thể bị Đavit xuống tay lấy mạng nhà vua cách dễ dàng. Nhưng […]