Họp Báo Thượng Hội Đồng Ngày 17/10: Vai Trò Của Giáo Dân Và Phụ Nữ, Chức Linh Mục Cho Nữ Giới, Thừa Tác Vụ Giám Mục

Ngày đăng: Tháng mười 19, 2023

Cuộc họp báo của Thượng Hội đồng chiều ngày 17/10/2023 nêu bật các vấn đề được các thành viên Thượng Hội đồng thảo luận, bao gồm thừa tác vụ của các Giám mục, vai trò của phụ nữ, những sửa đổi có thể có của Bộ Giáo luật và sự đóng góp của giáo dân. Một nữ tham dự viên nói rằng “vấn đề chức linh mục cho nữ giới là vấn đề chỉ một số ít người quan tâm và điều đó không phản ánh nhu cầu của phụ nữ ngày nay”.

Tham dự họp báo có 4 khách mời là Đức Hồng y Cristobal Lopéz Romero, Tổng giám mục của Rabat; Đức Giám mục Anthony Randazzo, Giám mục Broken Bay của Úc và Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Công giáo Châu Đại Dương; và Giáo sư Renée Köhler-Ryan và tu sĩ Dòng Tên người Nigeria Agbonkhianmeghe Emmanuel Orobator, thuộc số những nhà thần học nổi tiếng nhất ở cấp độ quốc tế.

Sửa đổi có thể có đối với Bộ Giáo Luật

Ông Paolo Ruffini, Chủ tịch Ủy ban Thông tin của Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục thứ 16, cho biết trong các ngày 15 và 16/10/2023 các tham dự viên đã thảo luận về các chủ đề được dự kiến trong Phần B2 của “Tài liệu làm việc” về “đồng trách nhiệm trong sứ mạng”. “Đồng trách nhiệm” là từ được đề nghị đưa vào để thay thế từ “cộng tác” trong Giáo luật, là tài liệu được yêu cầu “xem xét lại”.

Việc sửa đổi không phải là một cuộc cách mạng mà là một sự tiến hóa. Đức cha Randazzo, một luật sư giáo luật, nhấn mạnh rằng “Tất nhiên là chính luật pháp có thể thay đổi khi nhu cầu của Giáo hội đã được chuẩn bị cho sự thay đổi”. Ngài nói rằng một số khía cạnh của luật “có thể được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của các cộng đồng, tình huống và hoàn cảnh cụ thể”.

Chức nữ phó tế và vai trò của phụ nữ

Về chủ đề các cải cách, các tham dự viên Đại hội đồng đã thảo luận về khả năng mở chức phó tế cho phụ nữ, trước tiên làm rõ “bản chất của chức phó tế”.

Về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, tiến sĩ Ruffini nói rằng “chúng ta đã được nhắc rằng Chúa Giêsu đã liên kết phụ nữ với nhóm người đi theo Người” và “câu hỏi được đặt ra là liệu có thể hình dùng được rằng những người phụ nữ, những người đưa ra lời công bố đầu tiên về Chúa Phục sinh, không thể giảng lễ”. Ông nói tiếp: “Người ta cũng nói rằng khi phụ nữ có mặt trong các hội đồng mục vụ, các quyết định sẽ thực tế hơn và cộng đoàn sáng tạo hơn”. Ông giải thích với một câu tục ngữ được trích dẫn trong hội trường: “Khi bạn muốn nói về điều gì đó, hãy tổ chức hội nghị của các ông, nhưng nếu bạn muốn làm điều gì đó, hãy tổ chức hội nghị phụ nữ”.

Tuy nhiên, mặc dù vai trò của phụ nữ trong Giáo hội là trọng tâm của cuộc thảo luận, nhưng chắc chắn đây không phải là vấn đề duy nhất hoặc thậm chí chiếm ưu thế, cũng như vấn đề chức linh mục của phụ nữ cho đến nay vẫn chưa chiếm ưu thế.

Giáo sư Köhler-Ryan mô tả những câu hỏi như vậy giống như một “vấn đề nhỏ” không nhất thiết phản ánh nhu cầu thực sự của phụ nữ ngày nay. Bà nói: “Tôi nghĩ rằng có quá nhiều sự nhấn mạnh vào vấn đề này [về việc truyền chức linh mục cho phụ nữ]”. “Và điều xảy ra khi chúng ta tập trung quá nhiều vào câu hỏi này là chúng ta quên mất những gì phụ nữ trên toàn thế giới cần nhất”, bao gồm nhà ở, thực phẩm, quần áo và tương lai cho con cái họ. “Tôi muốn họ có một tương lai, một tương lai nơi họ được chào đón vào Giáo hội, và mọi người họ biết và yêu thương đều được chào đón vào Giáo hội”.

Giáo dân, linh mục, giám mục

Các báo cáo của các nhóm và các phát biểu cá nhân cũng tập trung vào các vấn đề khác: tầm quan trọng của giáo xứ (“nơi không phải là trạm phục vụ mà là nơi hiệp thông”) và của cộng đoàn; các thừa tác vụ giáo dân, những điều “không phải là giải pháp thay thế cho việc thiếu linh mục” và “không nên bị giáo sĩ hóa”; và về việc phục vụ của các linh mục, những người không thể thiếu đối với các cộng đoàn những người đã được rửa tội.

Theo cô Sheila Pires, thư ký của Ủy ban thông tin, vào sáng thứ Ba, các tham dự viên cũng tập trung thảo luận về thừa tác vụ của giám mục, người có thể được coi như một người cha, người đồng hành cùng các tín hữu và bày tỏ tình yêu và sự quan tâm.

Cô Pires nói rằng giám mục phải thúc đẩy đối thoại liên tôn và đại kết, ngài phải quản lý các khía cạnh tài chính, kinh tế và pháp lý… Và để các giám mục không bị gánh nặng bởi những vấn đề như vậy, có đề xuất rằng, theo “phong cách hiệp hành”, ngài có thể nhận được sự giúp đỡ từ các cộng tác viên và chuyên gia.

“Giám mục cần hiểu rằng một mình ngài không phải là giáo phận. Ngài không thể tự mình làm mọi việc, nhưng cần sự giúp đỡ”.

Đại hội cũng xem xét việc đào tạo tiếp tục (thường huấn) cho các giám mục và mối quan hệ giữa các giám mục và giáo sĩ cũng như với các giám mục mới, đồng thời nhấn mạnh thực tế là các giám mục không nên tránh lắng nghe các nạn nhân bị lạm dụng; ngược lại, phải có thời gian và không gian để lắng nghe họ.

Nửa chặng đường

Nhiều điểm và nhiều chủ đề đã được thảo luận. Tuy nhiên, Đại hội không đưa ra kết luận về những câu hỏi này, ít nhất là không phải trong giai đoạn đầu tiên này, điều mà Đức Hồng Y López Romero nói rõ rằng chỉ là một nửa chặng đường đã bắt đầu vào tháng 10/2021 và sẽ tiếp tục vào năm 2024. Ngài nói: “Ở giai đoạn này, chúng ta không nên mong đợi những đề xuất. Chúng ta vẫn còn ít nhất một năm làm việc và tôi gần như chắc chắn rằng chúng ta sẽ có ‘bài tập về nhà’ để làm. Sau đó chúng ta sẽ rút ra kết luận để đưa ra những đề xuất cụ thể hơn”.

Nguồn: Vatican News



Bài viết khác

Mẹ Dâng Mình Và Sự Thánh Hiến Của Tất cả Chúng Ta (21.11.2024 Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên)

Sự kiện Đức Maria dâng mình trong Đền thánh từ tuổi rất sớm được đề cập trong một truyền thống bên ngoài Thánh Kinh qui điển, nhưng dựa trên sự thật nền tảng là Mẹ hoàn toàn THUỘC VỀ Thiên Chúa và thuộc về công cuộc của Thiên Chúa. Ngày nay, từ ngữ thường dùng […]


ĐTC Phanxicô Kêu Gọi G20 Hành Động Để Xóa Bỏ Nạn Đói Trên Thế Giới

Trong sứ điệp gửi đến tổng thống của Brazil, nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh G20 về hợp tác kinh tế quốc tế, Đức Thánh Cha kêu gọi những nỗ lực ngay lập tức và thống nhất để xóa bỏ nạn đói nghèo trên thế giới. Sứ điệp của Đức Thánh Cha được Đức […]


Đức Thánh Cha Yêu Cầu Giáo Hội Roma Giúp Giải Quyết Khủng Khoảng Nhà Ở

Đức Thánh Cha gửi thư cho các giáo xứ, tổ chức Công giáo và các dòng tu đang phục vụ tại Giáo phận Roma, mời họ mở các cơ sở hoặc căn hộ trống cho người vô gia cư như một “dấu hiệu hữu hình” của hy vọng cho người nghèo trong Năm Thánh 2025. […]


Đức Thánh Cha Mời Gọi Giới Trẻ Chỉ Ra Cho Thế Giới Niềm Hy Vọng Kitô Giáo Là Chính Chúa Giêsu

Thứ Bảy, ngày 16/11, Đức Thánh Cha tiếp kiến các thành viên Hội đồng Thanh niên Quốc gia Ý, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập. Ngài mời gọi họ loan báo niềm hy vọng Kitô giáo cho mọi người, đặc biệt giới trẻ, chỉ ra khuôn mặt và tên của niềm hy vọng này […]


ĐTC Phanxicô Khuyến Khích Chủng Sinh Tây Ban Nha Mang Hy Vọng Và An Ủi Cho Các Tù Nhân

Gặp gỡ các chủng sinh các giáo phận Pamplona, Tudela, San Sebastian, và Mẹ Đấng Cứu Chuộc của Tây Ban Nha vào sáng thứ Bảy ngày 16/11/2024, Đức Thánh Cha mời gọi họ hãy can đảm, vị tha và không mệt mỏi trong việc mang lại lòng thương xót mà Chúa đã quảng đại tuôn […]


Tiếp kiến chung 13/11 – ĐTC Phanxicô: Đức Mẹ Dẫn Chúng Ta Đến Với Chúa Giêsu

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 13/11/2024, tiếp tục suy tư về cách thế Chúa Thánh Thần hoạt động để thánh hóa Giáo hội, Đức Thánh Cha nhắc rằng ngoài Lời Chúa, các bí tích và lời cầu nguyện, Chúa Thánh Thần còn thánh hóa Giáo hội bằng […]


Các Giám Mục Hoa Kỳ Kêu Gọi “Bác Ái, Tôn Trọng Và Văn Minh” Sau Cuộc Bầu Cử Lịch Sử

Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ kêu gọi các chính trị gia và tất cả mọi người tôn trọng và cử xử văn minh, sau cuộc bầu cử lịch sử kết thúc với việc ông Donald Trump chiến thắng lần thứ hai làm tổng thống. Trong một tuyên bố, Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio, […]


Đức Thánh Cha Kêu Gọi Các Quốc Gia Phát Triển Có Trách Nhiệm “Nợ Sinh Thái”

Tham dự Hội nghị COP 29 của Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, tại ở Baku, Azerbaijan, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, đọc sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi tới sự kiện, trong đó nhắc lại lời kêu gọi […]


ĐTC Phanxicô Ban Hành Thông Điệp Thứ Tư, “Người Đã Yêu Thương Chúng Ta”

Ngày 24/10/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Thông điệp thứ tư có tên “Dilexit nos” (Người đã yêu thương chúng ta). Thông điệp lược lại suy tư truyền thống và hiện tại “về tình yêu theo chiều kích con người và Thiên Chúa của trái tim Chúa Giêsu Kitô”, mời gọi chúng ta […]


ĐTC Phanxicô: Chúa Thánh Thần Giúp Chúng Ta Cầu Nguyện Bằng Trái Tim

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 6/11 Đức Thánh Cha đã suy tư về vai trò của Chúa Thánh Thần trong cầu nguyện. Ngài nói rằng Chúa Thánh Thần là “Đấng Phù Trợ”, cầu bầu trước Chúa Cha để chúng ta nếm hưởng niềm vui lòng thương xót […]


Thăm Đại Học Gregoriana, ĐTC Phanxicô Cảnh Giác Sự Hời Hợt Trong Đào Tạo Đức Tin

Thăm Đại học Giáo hoàng Gregoriana ở Roma vào sáng ngày 5/11/2024, Đức Thánh Cha cảnh giác các giảng viên và sinh viên tránh trở thành “môn đệ của linh đạo Coca-Cola”, cách nói ẩn dụ ám chỉ sự tiếp cận hời hợt đối với việc đào tạo đức tin. Đức Thánh Cha đặt câu […]


ĐTC Phanxicô: Giáo Hội Là Một Bệnh Viện Dã Chiến

Gặp gỡ các tham dự viên Cuộc Gặp gỡ quốc tế lần thứ ba của sáng kiến “Các Nhà thờ bệnh viện dã chiến” vào sáng ngày 4/11/2024, Đức Thánh Cha cảm ơn họ vì công việc giúp đỡ người nghèo và người bị gạt ra bên lề, đồng thời khuyến khích họ canh tân […]