Được Giao Ít, Bị Đòi Ít; Được Giao Nhiều, Sẽ Bị Đòi Nhiều (23.10.2024 Thứ Tư Tuần XXIX Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng 10 22, 2024

Vẫn tiếp tục thông điệp TỈNH THỨC, nhưng hôm nay Chúa Giêsu lưu ý cách riêng đặc tính bất ngờ, với mô tả “Con Người đến như kẻ trộm”… Phê rô hỏi ai phải tỉnh thức như vậy, mọi người hay nhóm môn đệ được Chúa đặc biệt tuyển chọn… Chẳng biết vì sao mà ông hỏi như thế, nhưng ta ghi nhận Chúa Giêsu không vặn vẹo gì ông, mà chỉ trả lời trực tiếp vào trường hợp của Phêrô và các anh em môn đệ: Chính các anh là những người quản lý gia trang của chủ, và thông điệp tỉnh thức trước hết là dành cho các anh đó!

Quản lý là thay mặt chủ mà quản trị cơ nghiệp và công cuộc của chủ. Quản lý là người có trách nhiệm săn sóc gia nhân của chủ. Chúa Giêsu diễn tả sự bất trung và bỏ bê trách nhiệm bằng hình ảnh “chè chén say sưa, đánh đập tôi trai tớ gái”… Và Chúa cũng lưu ý rằng quản lý được chủ ưu ái tin dùng, đãi ngộ đặc biệt, nên nếu quản lý bất trung thì sẽ phải chịu khiển trách hơn những người khác: Ai được giao phó nhiều, sẽ bị đòi nhiều hơn!

Như vậy, nhờ câu hỏi của Phêrô mà các nhà ‘quản lý’ của Chúa trong Giáo hội nhận được những lời nhắc nhở cách riêng của Chúa Giêsu ở đây: Phải trung tín và tỉnh thức! Đừng ‘tự diễn biến’, đừng bị lung lạc bởi ‘các thế lực thù địch’, và đừng ‘suy thoái’ trở thành “chè chén say sưa và đánh đập tôi trai tớ gái” vô tội vạ!

Nguyên tắc “được giao nhiều, bị đòi nhiều hơn” cũng vẫn giữ nguyên hiệu lực đối với các nhà ‘quản lý’ của Chúa hôm nay. Như người Việt Nam có câu “ăn cơm Chúa, múa tối ngày” thật đơn sơ mà sâu sắc! Nó có nghĩa rằng không chỉ phản loạn làm bậy mới là không tỉnh thức – mà bạc nhược, lười biếng, đam mê hưởng thụ, cầu an cầu nhàn cũng là không tỉnh thức.

Tất cả chúng ta đều ‘ăn cơm Chúa’ và đều là những nhà quản lý của Chúa theo một nghĩa nào đó – điều này càng đúng đối với các linh mục, tu sĩ theo một nghĩa đặc biệt. Chúng ta có múa điệu múa của Chúa tối ngày không, nghĩa là, chúng ta có tỉnh thức không?

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Ơn Biến Đổi Bởi Chúa Phục Sinh (23.4.2025 Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

Hai môn đệ Emmau gặp Chúa mà không nhận ra, nhưng vẫn được biến đổi sâu xa trong lòng trí… “Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên trong ta khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?” Nghĩa là sự biến đổi đến từ […]


Tôi Đã Trông Thấy Chúa! (22.4.2025 Thứ Ba Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

“Thưa ông, nếu ông đã mang xác Người đi, thì xin cho tôi biết ông đã đặt Người ở đâu, để tôi đến lấy xác Người”… Tất cả điều Maria Mađalêna mong mỏi lúc này chỉ có thế. Chúa chết rồi, mai táng ở đây, mà bây giờ không thấy đâu nữa! Chút dấu vết […]


Tất Cả Chúng Tôi Xin Làm Chứng! (21.4.2025 Thứ Hai Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

Chứng từ về Phục Sinh chủ yếu đặt nền trên kinh nghiệm. Và kinh nghiệm được vun đắp từ ký ức. Có ký ức cá nhân và có ký ức tập thể nữa. Vì thế, Phêrô và anh em Tông Đồ khi trao lời chứng cho người Do thái đã gợi lại ký ức về […]


Những Chứng Nhân Tin Mừng Phục Sinh (Chúa Nhật Phục Sinh)

Phêrô cùng với anh em Tông Đồ làm chứng hai điều: Một là làm chứng về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu khởi từ Galile; hai là làm chứng về sự sống lại của Người sau khi bị đóng đinh và chết trên thập giá (x. Cv 10,34a.37-43). Điều thứ nhất thật ra […]


Những Người Phụ Nữ…(19.4.2025 Canh Thức Vọng Phục Sinh)

Trong khi trình thuật Phục sinh đầu tiên của Tin Mừng Gioan xoay quanh một người phụ nữ, thì Luca nói về ‘những người phụ nữ’. Không chỉ có Maria Mađalêna, mà còn có bà Gioanna, bà Maria mẹ Giacôbê, và các bà khác nữa trong nhóm. Trong bối cảnh hậu THĐGM 16 về tính […]


Thứ Sáu Thánh 2025 (18.4.2025 Thứ Sáu Tuần Thánh)

Không có Thánh lễ cho ngày Thứ Sáu Thánh! Điều này cũng phản ánh nỗi bàng hoàng về một hụt hẫng, một trống trải, một dở dang… như sự ngẩn ngơ của các môn đệ trước tất cả những gì xảy ra cho Chúa Giêsu, nhất là trước cái chết của Người trên Thập giá. […]


Thứ Năm Thánh 2025 (17.4.2025 Thứ Năm Tuần Thánh)

Lễ Vượt Qua là lễ trọng nhất của Do thái giáo, kỷ niệm biến cố vĩ đại bậc nhất trong lịch sử dân tộc Do thái: Họ được Thiên Chúa giải phóng khỏi ách nô lệ Ai cập, để lên đường đi về miền đất hứa mà Chúa đã ban cho tổ tiên họ. Lễ […]


‘Thương Khó’ Là ‘Say Mê’ (16.4.2025 Thứ Tư Tuần Thánh)

‘Thương khó’ hay ‘khổ nạn’ hàm nghĩa gì đối với Chúa Giêsu? Ta thường nghĩ đến đòn roi, sức nặng cây gỗ trên đường đi, nhất là sự đóng đinh và treo lên – nghĩa là những đớn đau do bạo lực thể lý… Vâng, những điều này thật khủng khiếp (như bộ phim Passion […]


“Từ Khi Tôi Còn Trong Lòng Mẹ” (15.4.2025 Thứ Ba Tuần Thánh)

Bài đọc Isaia (là Bài ca thứ hai của Người Tôi Trung) cùng với Thánh vịnh 70 (Đáp ca) lặp đi lặp lại ít nhất năm lần những diễn ngôn như “từ khi tôi còn trong lòng mẹ”/ “từ trong bụng mẹ” – đó là chưa kể những kiểu nói “từ thuở sơ sinh/ từ […]


Chúa Giêsu, Maria Ở Bêtania, Và Giađa Iscariot…(14.4.2025 Thứ Hai Tuần Thánh)

Cái chết của Chúa Giêsu đang đến gần. Hôm nay cái chết ấy được báo trước bởi việc Maria ở Bêtania xức dầu thơm lên chân Chúa, một hành động chỉ về ngày táng xác Chúa Giêsu. Đó là cái chết của người Tôi Tớ được Thiên Chúa tuyển chọn và hài lòng, người tôi […]


Tâm Tình Ngày Lễ Lá

Thánh lễ hôm nay, cách riêng nghi thức kiệu lá và toàn bộ phụng vụ Lời Chúa, trao cho chúng ta toàn cảnh biến cố Khổ Nạn của Chúa Giêsu, kể từ khi Người vào thành Giêrusalem lần cuối cùng ấy cho đến khi Người chịu đóng đinh và chết trên Thập giá, được gỡ […]


Chúa Chết Cho Ta Được Sống! (12.4.2025 Thứ Bảy Tuần V Mùa Chay)

Một ngày trước khi bước vào Tuần Thánh (với trình thuật Thương Khó long trọng trong Lễ Lá ngày mai, và với những diễn biến căng thẳng tăng dần trong những ngày tiếp theo), Lời Chúa hôm nay hé mở cho thấy trước chân trời ý nghĩa của tất cả những gì mà Chúa Giêsu […]