Dũng Cảm Để Chiếu Sáng Như Những Vì Sao…(06.11.2024 Thứ Tư Tuần XXXI Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng mười một 5, 2024

Nối tiếp giáo huấn về khiêm nhường, hôm nay Lời Chúa dạy chúng ta DŨNG CẢM / CAN ĐẢM!

Hãy nghe lại lời thánh Phaolô nói với tín hữu Philip: “Anh em hãy thi hành mọi việc, đừng kêu ca hay phản kháng, để anh em trở thành những người vẹn toàn, không có gì đáng chê trách… ở giữa một thế hệ gian tà, sa đoạ. Giữa những kẻ ấy, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao”… Làm sao mà “chiếu sáng như những vì sao giữa một thế hệ gian tà, sa đoạ” được, nếu như không dũng cảm? Vâng, đây là sự can đảm đầy chất ngôn sứ mà Chúa mời gọi chúng ta là những kẻ tin vào Người. Chất ngôn sứ có nghĩa là đi ngược chiều, lội ngược dòng giữa bao trào lưu sa đoạ như trong thế giới chúng ta hôm nay.

Chúa Giêsu cũng ám chỉ sự dũng cảm/can đảm cần phải có để đi theo Người, khi Người tuyên bố: “Ai muốn đến với Ta, phải từ bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em, và cả mạng sống mình”… Nhiều người khó hiểu tuyên bố này, nhưng thật đơn giản, đó là điều kiện và nguyên tắc rất rõ ràng khi buộc phải chọn lựa, đặc biệt đối với những người sống các ơn gọi ‘tận hiến’/‘thánh hiến’. Nói chung, chúng ta theo đạo hay đi tu thì cũng ví như người cưới vợ cưới chồng – vẫn tương quan lành mạnh với mọi người khác trên thế giới, chứ đâu phải ‘delete’ tất cả, nhưng quan trọng là không để bất cứ ai trở thành ‘tiểu tam’ ngang nhiên cạnh tranh với vợ/chồng mình trong lòng mình.

Vấn đề là: tôi có đủ sự can đảm, dũng cảm nói trên để theo Chúa Giêsu hay không? Hai dụ ngôn về xây tháp và về dẫn quân đi giao chiến là lời nhắn nhủ cần phải phân định xem mình có đủ sức mạnh tinh thần để có sự can đảm và dũng cảm đầy tính ngôn sứ như thế. Tin Chúa Giêsu và đi theo Người là một việc nghiêm túc và đầy đòi hỏi chứ không rẻ tiền, dễ dãi.

Cách riêng ngày nay, đối với Đức thánh cha Phan xi cô, sự dũng cảm/can đảm đó là một dấu hiệu của sự thánh thiện. ‘Dũng cảm’ như vậy cũng đồng nghĩa với ‘say mê’ (parrhesía), động lực thôi thúc chúng ta thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng và để lại dấu ấn trong thế giới này! (x. Tông huấn Gaudete et exsultate, n. 129-139).

Là Kitô hữu, ngay cả dù bạn thấy mình hiện nay còn ‘ốm yếu’ thế nào, thì đừng quên sự thật rằng bạn có ơn gọi trở nên dũng cảm, để chiếu sáng như những vì sao giữa xã hội và thế giới hôm nay!

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Góp Phần Làm Ứng Nghiệm Lời Hứa Về Thời Thiên Sai (04.12.2024 Thứ Tư Tuần I Mùa Vọng)

Lời Chúa của Mùa Vọng tiếp tục giải thích lý do mong chờ Đấng Thiên Sai của dân Chúa trong thời Cựu Ước và của chúng ta trong mùa Phụng Vụ này. Sách Isaia lặp đi lặp lại về ‘NGÀY ẤY’: Ngày ấy các dân sẽ được đãi tiệc trên núi, với thịt béo rượu […]


Động Lực Sứ Mạng Thừa Sai Của Thánh Phanxicô Xavie (03.12.2024 Thứ Ba Tuần I Mùa Vọng)

Trình thuật về bài sai sứ mạng (mandat) ở Tin Mừng Mác-cô có một sự nhấn mạnh đáng lưu ý về “những phép lạ kèm theo”. Nào là “trừ quỉ”, nào là “cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc cũng không bị hại”, nào là “đặt tay chữa lành bệnh nhân”… Đây […]


Chúa Đến, Và Chúa Mong Nhìn Thấy Lòng Tin (02.12.2024 Thứ Hai Tuần I Mùa Vọng)

Đừng quên, chúng ta đã vào Mùa Vọng. Các bài Tin Mừng giai đoạn đầu của Mùa Vọng vẫn là những trình thuật hoạt động thi ân giáng phúc của Chúa Giêsu trong sứ vụ của Người, nghe giống như Mùa Thường niên, nhưng phải được tiếp cận trong bối cảnh của Mùa Vọng. Nói […]


Mùa Vọng! (01.12.2024 Chúa Nhật I Mùa Vọng)

Bước vào Mùa Vọng, điều ghi nhận đầu tiên là Lời Chúa, với sứ điệp tỉnh thức, vẫn liền mạch từ cuối Năm Phụng vụ trước (2024) đến đầu Năm Phụng vụ sau (2025). Bởi vì chân trời cánh chung, với cuộc Quang lâm của Chúa, vẫn còn nguyên đó, làm thành một trong hai […]


Triều Đại Thiên Chúa Đã Gần Đến  (29.11.2024 Thứ Sáu Tuần XXXIV Thường Niên)

Ngày áp cuối của Năm Phụng vụ… Sách Khải huyền, quyển cuối cùng của Thánh Kinh đi đến những trang cuối cùng… Chúng ta đã nghe mô tả về cuộc chiến gay cấn với những hiện tượng kinh thiên động địa, mà cuối cùng là sự sụp đổ tan tành của Babylon và sự khai […]


Chiến Đấu Dưới Cờ Vua Kitô Vua (28.11.2024 Thứ Năm Tuần XXXIV Thường Niên)

Ai từng tĩnh tâm theo lược đồ linh thao của thánh Inhaxio cũng có thể nhớ một bài tập chân truyền và cơ hữu mà dù người ta có ‘biến tấu’ kiểu gì cũng không bỏ qua cái cốt yếu của nó, đó là đề tài về ‘Hai màu cờ’. Lá cờ của Vua Kitô […]


Đừng Sợ Hãi, Đừng Lo Lắng! (27.11.2024 Thứ Tư Tuần XXXIV Thường Niên)

Chúa Giêsu tiếp tục nói về tình trạng bách hại mà các môn đệ của Người phải chịu. Bắt bớ, đàn áp, truy tố, kết án, giam giữ, và ngay cả giết chết! Một chi tiết đáng chú ý, đó là Chúa căn dặn “đừng lo trước sẽ phải nói gì”, vì “chính Thầy sẽ […]


Những Người Khách Qua Đường (26.11.2024 Thứ Ba Tuần XXXIV Thường Niên)

Thị kiến trong sách Khải huyền về Con Người đến trong đám mây, có các thiên thần cầm liềm sắc bén, hạ liềm xuống thu hoạch lúa và nho… hầu như được giải thích bằng Thánh vịnh 95 (Đáp ca) rằng đó là “Chúa ngự đến cai quản địa cầu” – mà chúng ta giải […]


Các Thánh Tuẫn Đạo …(25.11.2024 Thứ Hai Tuần XXXIV Thường Niên)

Nghĩ về những trang sử đẫm máu tuẫn đạo ở đất nước này, và ở khắp mọi nơi qua các thế kỷ, người ta không thể không ngạc nhiên. Cứ hễ tin Chúa, theo Chúa thì dường như nguy cơ bị ghét, bị bách hại sẽ trở thành hiện thực rõ ràng… Chúa Giêsu nói: […]


Vua Kitô Đã Chinh Phục Được Sự Thần Phục Của Tôi Chưa? (24.11.2024 Chúa Nhật XXXIV Thường Niên)

Xuyên suốt Năm Phụng vụ, chúng ta cử hành mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô. Mầu nhiệm ấy được chuẩn bị bằng lời hứa, sự chờ đợi… rồi chính thức bắt đầu với Lời nhập thể, Giáng sinh, làm người qua các giai đoạn, dẫn tới sứ vụ của Chúa Giêsu, và đạt cao trào trong […]


Sự Sống Lại Và Sự Sống Đời Đời (23.11.2024 Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên)

Tác giả sách Khải huyền nghe lời sấm trong thị kiến về hai chứng tá của Chúa bị con mãnh thú giết chết. Nhưng “sinh khí từ Thiên Chúa nhập vào các ngài. Và các ngài đứng dậy, khiến cho những người trông thấy phải khiếp sợ. Rồi các ngài nghe có tiếng vang lớn […]


Chúa Xua Đuổi Những Người Buôn Bán Trong Đền Thờ (22.11.2024 Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên)

Thị kiến của Gioan về ‘nuốt quyển sách’ rõ ràng gợi ý rằng Lời của Chúa cũng là lương thực, để nuốt, để tiêu hoá. Đặc tính của Lời là cay đắng nhưng ngọt ngào. Cay đắng, vì ‘thuốc đắng đã tật’. Ngọt ngào, vì ‘đã tật’ tức được chữa lành rồi, thì còn gì […]