Chuyện Xung Quanh ‘Mẹ Và Anh Em’ Chúa Giêsu (24.09.2024 Thứ Ba Tuần XXV Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng chín 23, 2024

Đoạn Phúc âm chỉ gồm ba câu (Lc 8,19-21), mà cụm từ “mẹ và anh em” xuất hiện đến ba lần!

“Mẹ và anh em” là những người thân, thuộc gia đình huyết thống. Nhưng ở đây, Chúa Giêsu mở ra một định nghĩa khác cho “mẹ và anh em” của Người, đó là: “những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”! Chúa Giêsu không phủ nhận gia đình huyết nhục, nhưng Người mở gia đình ấy ra, vượt qua gia đình ấy, và bao gồm gia đình ấy trong một gia đình rộng lớn vô giới hạn mà Người thiết lập: đó là gia đình thiêng liêng, gồm những người nghe và thực hành lời Thiên Chúa.

Hãy để ý diễn tiến của câu chuyện cực ngắn này. Chúa Giêsu đang giảng cho các môn đệ và đám đông (tượng trưng cho gia đình thiêng liêng của Người đang hình thành), thì lúc ấy “mẹ và anh em” tức gia đình ruột thịt đến tìm Người, nhưng không chen vào được nên phải đứng chờ ở ngoài… Có người nhanh nhẩu mách cho Chúa Giêsu biết. Người không tạm gián đoạn việc giảng để đi ra gặp ‘mẹ và anh em’ ruột thịt. Người cũng không phớt lơ lời mách chen ngang của ai kia. Bằng cách nào? Bằng lời tuyên bố này: “Mẹ và anh em Ta là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”. Bạn thấy đó, Người vẫn tiếp tục giảng mà đồng thời trả lời được cho người kia.

Cách xử lý tình huống ấy của Chúa Giêsu cho thấy Người thật tế nhị, khéo léo, mà cũng thật rõ ràng khi dành ưu tiên cho gia đình thiêng liêng trên gia đình ruột thịt! Thật ra, nghĩ sâu hơn, chúng ta sẽ nhận ra rõ rằng ở đây không phải là sự chọn lựa có tính loại trừ, vì gia đình thiêng liêng ấy của Chúa Giêsu không tách rời và đứng ngoài gia đình ruột thịt, mà bao gồm cả gia đình ruột thịt trong đó. Đức Maria không phải là người số một trong việc “nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” đó sao?

Ở đây, Chúa Giêsu đã trao cho tất cả Kitô hữu chúng ta một qui tắc ứng xử liên quan đến vấn đề khá tế nhị. Đặc biệt, qui tắc này – về mối tương quan với gia đình ruột thịt – rất cần được nhận thức và thực hành bởi những người tu trì, tức các tu sĩ / linh mục / giám mục… trong Giáo hội.

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Tình Yêu Đến…Kêu Gọi Tình Yêu (21.12.2024 Thứ Bảy Tuần III Mùa Vọng)

Chúa đến. Chúa giải phóng. Chúa cứu. Chúa thi ân giáng phúc… Còn chúng ta, được kêu gọi tỉnh thức, đợi chờ, sám hối, uốn nắn lại con người và lối sống của mình… Đó là một cách tổng kết sứ điệp lời Chúa từ đầu Mùa Vọng cho đến nay. Hôm nay, bốn ngày […]


Tất Cả Chúng Ta Là Những Người Của Thiên Chúa (19.12.2024 Thứ Năm Tuần III Mùa Vọng)

Tiêu điểm của lời Chúa ngày 19.12 chuyển sang câu chuyện thành thai của Gioan Tẩy giả (x. Tin Mừng Luca), với ‘phiên bản’ đi trước là câu chuyện thành thai của Samson (x. sách Thủ lãnh). Cả hai đều là những mẩu chuyện ‘truyền tin’ bao gồm một số yếu tố tương tự rất […]


Chúa Đến… Liệu Chúa Có Gặp Thấy Thiện Chí Nơi Ta? (17.12.2024 Thứ Ba Tuần III Mùa Vọng)

Nghe kỹ đoạn sách Dân số, ta sẽ nhận ra lời sấm của Balaam có một dẫn nhập (intro) lặp đi lặp lại và rất trịnh trọng, nhằm nêu thế giá và tính khả tín của lời sấm. Trọng tâm của lời sấm đó là: “Tôi thấy Người, chưa phải bây giờ. Tôi thấy Người […]


Niềm Vui Tin Mừng, Niềm Vui Có Chúa (15.12.2024 Chúa Nhật III Mùa Vọng)

Chúa nhật thứ 3 Mùa Vọng có một âm hưởng vui mừng hân hoan rất rõ, như chúng ta nghe từ hai Bài đọc I và II, cũng như Đáp ca. Đây không phải niềm vui ‘nhất thời’, kiểu như giờ ‘nghỉ giải lao’ hay khoảnh khắc ‘bồi dưỡng’ xen giữa một quá trình làm […]


Lửa Và Thập Giá (14.12.2024 Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng)

Ngôn sứ Êlia xuất hiện vào thời của ông như một ngọn lửa. Lời của ông như đuốc cháy bừng bừng. Ba lần ông gọi lửa trời đổ xuống. Và ông được cất lên trời trên xe ngựa đỏ rực lửa, giữa đám lốc lửa!… Hình ảnh lửa này là biểu tượng cho tâm hồn […]


Nước Trời Chỉ Thuộc Về Những Ai Mạnh Mẽ (12.12.2024 Thứ Năm Tuần II Mùa Vọng)

Vẫn trong bối cảnh hình dung về thời Thiên sai, sách Isaia hôm nay dùng phép tương phản giữa một bên là thiếu nước, khát nước, và bên kia là có nước dồi dào cách diệu kỳ: “Những kẻ thiếu thốn nghèo nàn tìm nước, nhưng luống công, lưỡi chúng đã khô đi vì khát […]


Chuyện Con Chiên Lạc Là Tôn Trọng Nhân Phẩm (10.12.2024 Thứ Ba Tuần II Mùa Vọng)

Thông điệp về DỌN ĐƯỜNG ngày càng dồn dập trong sách Isaia, kèm với sự báo trước về niềm vui và sự an ủi của ‘thời cứu độ’ đang đến gần. Nghĩa là sự chuẩn bị ở đây, tuy giục giã gấp rút và tạo cảm giác hơi căng thẳng, nhưng là sự chuẩn bị […]


Dọn Con Đường Tâm Hồn (08.12.2024 Chúa Nhật II Mùa Vọng)

Trong cả tuần 1 Mùa Vọng, chúng ta đã thấy CHÚA ĐẾN ĐỂ LÀM GÌ: để thay đổi số phận khốn khổ của chúng ta! Như âm vọng lại trong Bài đọc trích sách Baruc hôm nay: “Hỡi Giêrusalem, hãy cởi áo tang chế và sầu khổ của ngươi, hãy mặc lấy sự huy hoàng […]


Đặt Niềm Trông Cậy Vào Chúa (05.12.2024 Thứ Năm Tuần I Mùa Vọng)

Sách Isaia hôm nay vẫn đặc tả ‘NGÀY ẤY’ tức ‘thời Thiên Sai’. Đó là thời của bình an, sự bình an người ta nhận được nhờ lòng trông cậy và tín thác vào Chúa. “Hãy trông cậy Chúa đến muôn đời, trông cậy Chúa, Ðấng quyền năng mãi mãi.” Thánh vịnh 117 diễn tả […]


Động Lực Sứ Mạng Thừa Sai Của Thánh Phanxicô Xavie (03.12.2024 Thứ Ba Tuần I Mùa Vọng)

Trình thuật về bài sai sứ mạng (mandat) ở Tin Mừng Mác-cô có một sự nhấn mạnh đáng lưu ý về “những phép lạ kèm theo”. Nào là “trừ quỉ”, nào là “cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc cũng không bị hại”, nào là “đặt tay chữa lành bệnh nhân”… Đây […]


Mùa Vọng! (01.12.2024 Chúa Nhật I Mùa Vọng)

Bước vào Mùa Vọng, điều ghi nhận đầu tiên là Lời Chúa, với sứ điệp tỉnh thức, vẫn liền mạch từ cuối Năm Phụng vụ trước (2024) đến đầu Năm Phụng vụ sau (2025). Bởi vì chân trời cánh chung, với cuộc Quang lâm của Chúa, vẫn còn nguyên đó, làm thành một trong hai […]


Chiến Đấu Dưới Cờ Vua Kitô Vua (28.11.2024 Thứ Năm Tuần XXXIV Thường Niên)

Ai từng tĩnh tâm theo lược đồ linh thao của thánh Inhaxio cũng có thể nhớ một bài tập chân truyền và cơ hữu mà dù người ta có ‘biến tấu’ kiểu gì cũng không bỏ qua cái cốt yếu của nó, đó là đề tài về ‘Hai màu cờ’. Lá cờ của Vua Kitô […]