Bất Ngờ Hay Không Bất Ngờ? (02.5.2025 Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh)

Ngày đăng: Tháng 5 1, 2025

Chữa lành người què, rao giảng Chúa Giêsu Kitô Phục sinh, bị trấn áp, vẫn rao giảng cách bất khuất… cuối cùng các Tông Đồ đã làm rúng động thượng hội đồng Do thái, dù không hề muốn như vậy. Trong bối cảnh này, xuất hiện nhân vật Gamalien, một người biệt phái đồng thời là kinh sư có uy tín, đã đưa ý kiến rất nhân văn và khách quan, cho thấy một sự phân định sáng suốt, rằng cần phải dè dặt và tôn trọng các Tông đồ, chờ thêm thời gian để hiểu sự thật rõ hơn… Nếu việc của con người thì sẽ tự tan rã; còn nếu là việc của Thiên Chúa thì không đàn áp nổi đâu!

Trớ trêu là hội đồng trong khi tỏ ra biết lắng nghe Gamalien, nhưng vẫn cấm đoán và đàn áp mức nào đó! Có vẻ như đối với người có quyền thì việc ban phát đòn roi cho các nghi can thường rất ‘hào phóng’, chẳng cần phải suy nghĩ gì! Thật là bất nhân và bất nhẫn…

Nhưng chính trong hoàn cảnh bị ngược đãi đầy oan ức như vậy, phản ứng của các Tông đồ lại càng được thấy hết sức bất ngờ: Các ngài vui mừng hân hoan vì được chịu hành khổ, được chịu lăng nhục vì Chúa Giêsu! Tâm tình của các ngài được diễn tả như lời Thánh vịnh 27 (Đáp ca): “Chúa là ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ chi ai?”… Theo dõi các lớp nhân vật và các cung cách ứng xử trong câu chuyện trên đây, chúng ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Cũng bất ngờ như vậy trong câu chuyện ‘hoá bánh ra nhiều’ của Phúc Âm Gioan. Năm chiếc bánh và hai con cá mà dọn cho năm ngàn người ăn, đó là một bất ngờ. Nhưng còn bất ngờ hơn nữa khi đám đông muốn tôn Chúa Giêsu làm vua thì Người lại bỏ trốn lên núi! Ủa, cơ hội ‘ngon’ như vậy mà sao Chúa từ chối, uổng quá nhỉ?…

Chỉ những ai hiểu được con đường của Chúa Giêsu thì mới không bị bất ngờ trước phản ứng của Chúa, cũng như của các Tông đồ trên kia. Chúa từ chối làm vua kiểu trần gian; còn các Tông đồ thì vui mừng vì bị bách hại!

Và đó mới là con đường giải phóng đúng nghĩa, con đường cứu độ chân thực. Giáo hội của Chúa, và chúng ta trong Giáo hội, cần phải đi con đường này – chứ không phải những con đường hãnh thắng theo tiêu chuẩn thế gian.

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Chúng Tôi Đã Cấm Ngặt, Sao Các Anh Cứ Rao Giảng? (01.5.2025 Thứ Năm Tuần II Phục Sinh)

“Chúng tôi đã truyền lệnh nghiêm ngặt cấm các anh giảng dạy nhân danh đó. Thế mà lời rao giảng của các anh đã tràn ngập Giêrusalem, và các anh muốn máu của con người ấy đổ trên đầu chúng tôi!” Đó là lời vị thượng tế tố cáo các Tông đồ tại thượng hội […]


Được Cứu Để Tự Do, Được Tự Do Để Rao Giảng Và Làm Chứng (30.4.2025 Thứ Tư Tuần II Phục Sinh)

Ngày 30 tháng 4, trước đây thường gọi là ngày ‘giải phóng miền nam’, nhưng hiện nay ta thường nghe những cụm từ khác hơn, chẳng hạn, ‘kết thúc chiến tranh’, ‘thống nhất đất nước’ – vì có một số lý do làm cho cách gọi kia ngày càng bị chất vấn… Hôm nay, các […]


Đón Luồng Gió Tự Do, Siêu Thoát Của Chúa Thánh Thần (29.4.2025 Thứ Ba Tuần II Phục Sinh)

“Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy”. Chúa Giêsu đang nói về sự tự do của Thánh Thần qua hình tượng ‘gió’. Và những ai được sinh lại bởi Thánh Thần cũng kinh nghiệm […]


Thánh Thần: Quà Tặng Của Chúa Phục Sinh (28.04.2025 Thứ Hai Tuần II Phục Sinh)

Trò chuyện riêng với Nicôđêmô, Chúa Giêsu nói về sự tái sinh cần thiết của mọi người. Nicôđêmô không hiểu, vì cứ nghĩ làm sao chui vào lòng mẹ để được sinh lại. Chúa Giêsu giải thích rằng Người đang nói đến sự tái sinh bởi Thánh Thần. Đây là con người hoàn toàn mới […]


Những Hàm Ý Của Đức Tin Vào Chúa Phục Sinh (26.4.2025 Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

Tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại là điều không dễ. Theo thánh sử Mác-cô, chứng từ của Maria Mađalêna rồi của hai môn đệ Emmau ban đầu đều không được nhóm mười một tin. Vì thế, khi hiện ra, Chúa đã khiển trách sự cứng lòng của các ông. Mác-cô muốn lưu ý khía […]


Chính Chúa Đó! (25.4.2025 Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

Chuyện ở Biển Hồ cũng phản ánh một kiểu thức phân định trong cộng đoàn, liên quan tới điều mà những năm gần đây chúng ta nhắc đến qua hai tiếng ‘hiệp hành’, tức đồng hành đồng nghị. Bảy anh em đồng môn có mặt với nhau ở đó. Phêrô khởi xướng việc đi đánh […]


Đấng Kitô Phải Chịu Khổ Hình! (24.4.2025 Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

Chúa Phục Sinh lại hiện ra với nhóm môn đệ đang khi họ kể cho nhau về việc Người vừa hiện ra trước đó. Họ vẫn còn lo sợ, sợ ma, vì chưa quen với loại kinh nghiệm này. Chúa trấn an và củng cố họ, xác nhận rằng mọi việc phải xảy ra với […]


Ơn Biến Đổi Bởi Chúa Phục Sinh (23.4.2025 Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

Hai môn đệ Emmau gặp Chúa mà không nhận ra, nhưng vẫn được biến đổi sâu xa trong lòng trí… “Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên trong ta khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?” Nghĩa là sự biến đổi đến từ […]


Tôi Đã Trông Thấy Chúa! (22.4.2025 Thứ Ba Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

“Thưa ông, nếu ông đã mang xác Người đi, thì xin cho tôi biết ông đã đặt Người ở đâu, để tôi đến lấy xác Người”… Tất cả điều Maria Mađalêna mong mỏi lúc này chỉ có thế. Chúa chết rồi, mai táng ở đây, mà bây giờ không thấy đâu nữa! Chút dấu vết […]


Tất Cả Chúng Tôi Xin Làm Chứng! (21.4.2025 Thứ Hai Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

Chứng từ về Phục Sinh chủ yếu đặt nền trên kinh nghiệm. Và kinh nghiệm được vun đắp từ ký ức. Có ký ức cá nhân và có ký ức tập thể nữa. Vì thế, Phêrô và anh em Tông Đồ khi trao lời chứng cho người Do thái đã gợi lại ký ức về […]


Những Chứng Nhân Tin Mừng Phục Sinh (Chúa Nhật Phục Sinh)

Phêrô cùng với anh em Tông Đồ làm chứng hai điều: Một là làm chứng về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu khởi từ Galile; hai là làm chứng về sự sống lại của Người sau khi bị đóng đinh và chết trên thập giá (x. Cv 10,34a.37-43). Điều thứ nhất thật ra […]