Chúa Muốn Con Làm Gì? (30.10.2024 Thứ Tư Tuần XXX Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng mười 29, 2024

Có người đến hỏi Chúa Giêsu: “Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?” Chúa Giêsu không trả lời ngay vào trọng tâm câu hỏi, mà nói một ý khác… Người nhắc KẺ đặt câu hỏi rằng hãy liệu lo cho chính mình được cứu độ. Đó mới là điều quan trọng hơn nhiều so với việc nắm biết con số bao nhiêu người được cứu…

Cũng như có lần, người ta hỏi Chúa Giêsu: “Anh kia bị mù bẩm sinh, đó là vì tội lỗi của anh ta hay của cha mẹ anh ta?” Chúa Giêsu trả lời câu hỏi, nhưng là bằng cách bác bỏ chính câu hỏi, để nói một điều khác: Hỏi sai rồi, không tại anh ta cũng chẳng tại cha mẹ anh ta, nhưng là để CÁC NGƯƠI thấy hành động của Thiên Chúa được thể hiện nơi anh ta!

Cũng vậy, trên bờ Biển Hồ hồi sau Phục sinh, Chúa Giêsu nói về tương lai của Phêro, không ‘sáng sủa’ lắm. Phêro bất chợt nghĩ đến và hỏi về phần số của Gioan, người lúc ấy cũng ngồi gần đó… Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp câu hỏi ấy, mà nói với Phêro: Gioan sẽ thế nào thì liên can gì đến anh chứ? Đừng tò mò. Hãy sẵn sàng PHẦN ANH, để mà theo Thầy!…

Như thể Chúa Giêsu thường xuyên đưa hai tay giữ lấy đầu chúng ta và bẻ cổ chúng ta cho đúng hướng, vì ta đang quay về một hướng khác! Hướng đúng, theo Chúa Giêsu, là hướng HIỆN SINH, tức qui chiếu về thực tế đời sống và con người của mình. Thông điệp gì cho tôi, qua chuyện này, chuyện kia? Chúa muốn nói gì với tôi? Không phải chung chung mọi người, không phải vu vơ lơ lửng giữa không trung và không đậu vào đâu hết! Phải có thông điệp cho tôi, đậu vào tôi, và đây mới là điều quan trọng trước hết.

Truyền thống linh đạo từ xa xưa cho tới nay vẫn gọi đây là XÉT MÌNH. Ngày nay ta còn nói nhiều về PHÂN ĐỊNH. Tất cả đều nhằm đọc được tiếng Chúa nói với mình qua tất cả mọi sự nơi mình và xung quanh mình. Đây là cách để người Kitô hữu đọc báo, xem TV, lướt internet… một cách có ích thiết thực – nhất là trong thời đại bão truyền thông của chúng ta.

Lạy Chúa, chuyện xảy ra như thế, như thế… Chúa muốn nói gì, nhắc gì với con? CHÚA muốn con làm gì?

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Giữ Nguyên Nén Bạc? (20.11.2024 Thứ Tư Tuần XXXIII Thường Niên)

Người chủ giao vốn cho gia nhân làm lợi, rồi đi vắng. Một thời gian sau, ông trở về, gọi các gia nhân và yêu cầu quyết toán. Có người sinh lợi nhiều hơn, có người ít hơn. Nhưng vấn đề thực sự là ở chỗ có người không sinh lợi, do suy nghĩ tiêu […]


Đón Nhận Người, Đừng Loại Trừ Người (19.11.2024 Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên)

Cũng ở Giêrico, hôm qua là chuyện anh mù, một người nghèo, nghèo tận cùng, được gặp Chúa Giêsu và được đón nhận vào ‘đoàn hành hương’ của Chúa. Hôm nay, một người giàu – là ông Dakêu – được Chúa ghé ở lại nhà! Nghèo giàu khác nhau, nhưng cả hai cùng khốn khổ […]


Chuyện Anh Mù Ở Giêrico…(18.11.2024 Thứ Hai Tuần XXXIII Thường Niên)

Anh ấy khốn khổ trong mù loà, và trong tình trạng bị đời gạt ra lề theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Anh nghe ông Giêsu Nadaret và ‘Giáo hội’ của ông đi ngang qua (vâng, đoàn người ấy là hình ảnh của Giáo hội, với đủ thành phần của Giáo hội)… Và anh […]


Sự Kết Thúc Thì Chung, Nhưng Số Phận Thì Riêng (17.11.2024 Chúa Nhật XXXIII Thường Niên)

Đã vào Chúa nhật 33 Thường niên rồi. Chỉ một Chúa nhật nữa thôi, là hết một chu kỳ năm Phụng vụ! Lời Chúa nói về sự kết thúc. Không phải kết thúc một chu kỳ nào đó để mở ra một chu kỳ khác y chang, tuần hoàn miên viễn… mà đây là sự […]


Chúa Vẫn Thương Người Khốn Khó, Ta Có Tin Hay Không? (16.11.2024 Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên)

Đoạn Thư 3Ga là lời khuyến dụ của tác giả gửi một nhân vật tên là Gaio, nhắc cách cư xử tử tế, nồng nhiệt với các anh chị em ngoại kiều. Câu chuyện dụ ngôn trong bài Tin Mừng Luca thì xoay quanh nhân vật ‘bà goá’. Ta nhớ lại, các người ngoại kiều, […]


Hai Người Trên Một Giường, Một Người Được Đem Đi, Người Kia Bị Bỏ Lại (15.11.2024 Thứ Sáu Tuần XXXII Thường Niên)

Chúa Giêsu nhắc lại chuyện thời ông Nôe và chuyện ông Lót. Cả hai chuyện đều trao cùng một thông điệp, đó là hãy tỉnh thức và sẵn sàng cho điều bất ngờ xảy đến, thậm chí hãy sẵn sàng cho sự kết thúc, cho dấu chấm hết, nghĩa là cho cái chết của mình! […]


Nước Thiên Chúa Bàng Bạc Ở Giữa Chúng Ta (14.11.2024 Thứ Năm Tuần XXXII Thường Niên)

Ônêsimô, người nô lệ đã bỏ trốn khỏi nhà ông Philemon, nay trở thành Kitô hữu và được Phaolô gửi trả về. Chúng ta để ý cách Phaolô dàn xếp việc này. Vị Tông Đồ biết rằng trong vị thế của mình, ngài có quyền yêu cầu Philemon phải đón nhận lại Ônêsimô. Nhưng ngài […]


Thái Độ Đối Với Các Quyền Bính (13.11.2024 Thứ Tư Tuần XXXII Thường Niên)

Thánh Phaolô tiếp tục nhắc Titô hướng dẫn mọi người về cách ăn nết ở, về thái độ và lối ứng xử… nhưng hôm nay đề cập cách riêng trong tương quan với những người nắm giữ quyền bính. Thánh Phêrô, trong Thư của ngài, cũng nêu giáo huấn tương tự. Có thể tóm kết […]


Người Ta Nói Xấu Mình, Mình Có Thể Làm Gì? (12.11.2024 Thứ Ba Tuần XXXII Thường Niên)

Hôm qua thánh Phaolô khuyên giám mục Titô phải nắm giữ đạo lý chân thật để giáo hoá người ta và để bẻ lại những kẻ chống đối. Hôm nay thánh Phaolô tiếp tục lưu ý Titô những gì cần dạy cho các ông các bà lớn tuổi và các bạn trẻ trong cách ăn […]


Về Gương Xấu Và Về Khả Năng Tha Thứ (11.11.2024 Thứ Hai Tuần XXXII Thường Niên)

Trước khi Giáo hội dạy chúng ta về đào tạo linh mục bằng những ánh sáng trong giáo huấn của các Giáo phụ, các Công đồng, các vị giáo hoàng, các thánh bộ liên hệ qua các thế kỷ (như gần đây là các Sắc lệnh PO và OT của Vatican 2, Pastores dabo vobis […]


Đâu Là Đền Thờ Đích Thực Của Thiên Chúa? (09.11.2024 Thứ Bảy Tuần XXXI Thường Niên)

Ngày lễ kỷ niệm Cung hiến Đền thờ Laterano, ‘Nhà thờ Mẹ’ của Giáo hội, gợi cho chúng ta ý thức lại Đền thờ thực sự là gì. Trước hết, khi Chúa Giêsu xua đuổi những kẻ buôn bán ở sân Đền thờ Giêrusalem, Người đã có một hành động biểu tượng – không khác […]


Cõi Đời Và Cõi Trời – Xác Thịt Và Thần Khí  (08.11.2024 Thứ Sáu Tuần XXXI Thường Niên)

“Giờ đây tôi đau lòng sa nước mắt để nhắc lại rằng có nhiều người sống thù nghịch với thập giá Ðức Kitô. Chung cuộc, đời họ là hư vong, chúa tể của họ là cái bụng, và họ đặt vinh danh của họ trong những điều ô nhục; họ chỉ ưa chuộng những thứ […]