Tội Lỗi Nhiều, Được Tha Thứ Nhiều (19.09.2024 Thứ Năm Tuần XXIV Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng 9 18, 2024

Ông biệt phái có quan điểm rất rõ ràng – và không giấu diếm – rằng những kẻ tội lỗi cần phải bị loại trừ. Nhân cơ hội này, Chúa Giêsu khẳng định một điều thật ấn tượng: người phụ nữ được coi là tội lỗi ấy đã diễn tả lòng yêu mến đối với Chúa Giêsu cách sâu đậm, vì chị đã được tha thứ nhiều! Còn chính ông biệt phái đã yêu mến ít vì ông cảm nhận mình được tha thứ ít… Điều này có nghĩa: sự tha thứ có sẵn đó cho hết mọi người; ai cảm nhận mình được tha thứ nhiều thì sẽ yêu mến nhiều hơn; ai thấy mình ít cần ơn tha thứ hơn thì sẽ yêu mến ít hơn.

Yêu mến cốt ở trái tim, tấm lòng – đo lường yêu mến nhiều/ít theo số lượng (ứng với năm trăm đồng so với năm chục đồng) là điều hơi khập khiễng. Nhưng Chúa Giêsu muốn ‘định lượng hoá’ như vậy để nói với ông biệt phái hai điều: Một là, chính ông cũng là một người tội lỗi cần được tha thứ, chứ không phải vốn trắng nợ đâu, cho dù ông không cảm nhận rõ sự thật ấy; hai là, cảm thức về tình trạng tội lỗi nhiều của mình – như nơi người phụ nữ kia – là cơ hội, thậm chí là điều kiện, để yêu mến nồng nàn sâu sắc!

Được tha nhiều nên yêu mến nhiều! Nhưng cũng có thể đọc thấy hàm ý ngược lại: Yêu mến nhiều nên được tha nhiều! Bởi ở đây, Chúa Giêsu tuyên bố với người phụ nữ: “Tội con được tha thứ… Lòng tin của con đã cứu con, hãy về bình an!”

Như vậy, không còn chỗ nào để biện minh cho thái độ xem thường những người tội lỗi nữa! Hãy nhớ câu chuyện người biệt phái và người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện… Ta hiểu tại sao các thánh không bao giờ nghĩ mình tốt lành hơn người khác, ngược lại luôn nghĩ người khác tốt hơn mình… Ta cũng hiểu tại sao có thể nói về ‘tội Adam thật là cần, tội hồng phúc’ (felix culpa)!

Và nhất là ta hiểu tại sao thánh Phaolô nhấn mạnh Tin Mừng ngài rao giảng là tin mừng này: “Ðức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng theo như lời Thánh Kinh. Người được mai táng và ngày thứ ba Người đã sống lại đúng theo như lời Thánh Kinh”.

Thái độ đúng đắn là: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”! Và đồng thời “lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vô ngần vì Chúa đã chết vì con”…

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Thưa Thầy, Nếu Bỏ Thầy, Chúng Con Biết Theo Ai? (10.5.2025 Thứ Bảy Tuần III Phục Sinh)

Diễn từ dài về Bánh hằng sống, trong đó Chúa Giêsu vén mở về chính Người như nguyên lý sự sống đích thực, dẫn tới kết quả là nhiều môn đệ nhún vai bỏ đi! Diễn đạt theo kiểu hình tượng: họ biểu quyết bằng chân. Chắc Chúa không khỏi buồn… nhưng Người vẫn sẵn […]


Đón Nhận Người Con Một Mà Cha ban Tặng, Nhờ Thánh Thần…(08.5.2025 Thứ Năm Tuần III Phục Sinh)

“Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”… Từ nhu cầu bánh ăn hằng ngày để sống còn mà đám đông tìm kiếm, Chúa Giêsu dẫn dắt mọi người quan tâm đến […]


Sống Chết Cho Chúa Giêsu (06.5.2025 Thứ Ba Tuần III Phục Sinh)

Vẫn liên hệ với đề tài bánh, đám đông người Do thái sau khi bị Chúa Giêsu nghiêm khắc nhắc nhở, đã chống chế: “Cha ông chúng tôi đã được ăn bánh bởi trời là manna trong sa mạc. Còn ông, ông sẽ làm dấu lạ gì để chúng tôi tin?” Trả lời họ, Chúa […]


Đón Luồng Gió Tự Do, Siêu Thoát Của Chúa Thánh Thần (29.4.2025 Thứ Ba Tuần II Phục Sinh)

“Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy”. Chúa Giêsu đang nói về sự tự do của Thánh Thần qua hình tượng ‘gió’. Và những ai được sinh lại bởi Thánh Thần cũng kinh nghiệm […]


Những Hàm Ý Của Đức Tin Vào Chúa Phục Sinh (26.4.2025 Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

Tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại là điều không dễ. Theo thánh sử Mác-cô, chứng từ của Maria Mađalêna rồi của hai môn đệ Emmau ban đầu đều không được nhóm mười một tin. Vì thế, khi hiện ra, Chúa đã khiển trách sự cứng lòng của các ông. Mác-cô muốn lưu ý khía […]


Đấng Kitô Phải Chịu Khổ Hình! (24.4.2025 Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

Chúa Phục Sinh lại hiện ra với nhóm môn đệ đang khi họ kể cho nhau về việc Người vừa hiện ra trước đó. Họ vẫn còn lo sợ, sợ ma, vì chưa quen với loại kinh nghiệm này. Chúa trấn an và củng cố họ, xác nhận rằng mọi việc phải xảy ra với […]


Tôi Đã Trông Thấy Chúa! (22.4.2025 Thứ Ba Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

“Thưa ông, nếu ông đã mang xác Người đi, thì xin cho tôi biết ông đã đặt Người ở đâu, để tôi đến lấy xác Người”… Tất cả điều Maria Mađalêna mong mỏi lúc này chỉ có thế. Chúa chết rồi, mai táng ở đây, mà bây giờ không thấy đâu nữa! Chút dấu vết […]


Những Người Phụ Nữ…(19.4.2025 Canh Thức Vọng Phục Sinh)

Trong khi trình thuật Phục sinh đầu tiên của Tin Mừng Gioan xoay quanh một người phụ nữ, thì Luca nói về ‘những người phụ nữ’. Không chỉ có Maria Mađalêna, mà còn có bà Gioanna, bà Maria mẹ Giacôbê, và các bà khác nữa trong nhóm. Trong bối cảnh hậu THĐGM 16 về tính […]


Thứ Sáu Thánh 2025 (18.4.2025 Thứ Sáu Tuần Thánh)

Không có Thánh lễ cho ngày Thứ Sáu Thánh! Điều này cũng phản ánh nỗi bàng hoàng về một hụt hẫng, một trống trải, một dở dang… như sự ngẩn ngơ của các môn đệ trước tất cả những gì xảy ra cho Chúa Giêsu, nhất là trước cái chết của Người trên Thập giá. […]


Thứ Năm Thánh 2025 (17.4.2025 Thứ Năm Tuần Thánh)

Lễ Vượt Qua là lễ trọng nhất của Do thái giáo, kỷ niệm biến cố vĩ đại bậc nhất trong lịch sử dân tộc Do thái: Họ được Thiên Chúa giải phóng khỏi ách nô lệ Ai cập, để lên đường đi về miền đất hứa mà Chúa đã ban cho tổ tiên họ. Lễ […]


“Từ Khi Tôi Còn Trong Lòng Mẹ” (15.4.2025 Thứ Ba Tuần Thánh)

Bài đọc Isaia (là Bài ca thứ hai của Người Tôi Trung) cùng với Thánh vịnh 70 (Đáp ca) lặp đi lặp lại ít nhất năm lần những diễn ngôn như “từ khi tôi còn trong lòng mẹ”/ “từ trong bụng mẹ” – đó là chưa kể những kiểu nói “từ thuở sơ sinh/ từ […]


Tâm Tình Ngày Lễ Lá

Thánh lễ hôm nay, cách riêng nghi thức kiệu lá và toàn bộ phụng vụ Lời Chúa, trao cho chúng ta toàn cảnh biến cố Khổ Nạn của Chúa Giêsu, kể từ khi Người vào thành Giêrusalem lần cuối cùng ấy cho đến khi Người chịu đóng đinh và chết trên Thập giá, được gỡ […]