Tấm Bánh Tình Yêu (Suy Niệm Chúa Nhật XX Thường Niên, Năm B)

Ngày đăng: Tháng tám 17, 2024

Mỗi lần cầu nguyện, ngồi trước Nhà Tạm chiêm ngắm Thánh Thể Chúa chắc hẳn trong mỗi chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước mầu nhiệm cao quý này. Để tin, hiểu, yêu mến và sống mầu nhiệm Mình và Máu Thánh Đức Kitô, điều đó thật không dễ chút nào. Có thể, chúng ta rước Mình và Máu Chúa Giêsu hằng ngày, nhưng để Đức Kitô sống trong ta và để Ngài chi phối cuộc đời ta, chắc hẳn nhiều lúc chúng ta không sống được. Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay thật là một thách thức cho chúng ta gmở ra chúng ta con đường phải đi để vượt qua khó khăn. Đó là ơn huệ có được kinh nghiệm thiêng liêng và thiết thân: sự sống đích thực mỗi ngày của chúng ta được nuôi dưỡng bằng Bánh Hằng Sống, là Đức Kitô, được “sống nhờ” Người, như Người “sống nhờ” Chúa Cha, chứ không phải là thấy, biết, hay ăn uống Đức Kitô trên phương diện vật chất. Chúa Giêsu đã lấy Thịt Máu Mình mà nuôi dưỡng cả nhân loại. Người nuôi dưỡng ta bằng sự sống của Người, sự sống được trao ban qua cái chết tự nguyện và được lấy lại qua phục sinh vinh quang.

“Tôi là Bánh Hằng sống từ trời xuống”. Thiên Chúa Cha muốn ban cho ta tấm bánh từ trời đó chính là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa. Đức Giêsu là tấm bánh Chúa Cha ban cho nhân loại, Đức Giêsu đã không hiện thân làm viên kim cương quý giá mà lại là một tấm bánh. Tấm bánh bình thường, mỏng manh và có thể bị ẩm mốc. Tuy nhiên tấm bánh bình thường ấy lại là một nhu cầu thiết yếu, là lương thược cần thiết cho con người.  Việc Chúa trở nên tấm bánh để gần gũi với con người, để Ngài có thể đi vào trong những sinh hoạt rất đời thường của con người. Chính nhờ đó mà con người có thể đến với Chúa cách dễ dàng, không ngần ngại, không e sợ.

Qua bài Tin Mừng hôm nay Chúa đã nhắc nhở và hướng dẫn chúng ta trong tình yêu mến, trong cử hành và trong cách sống Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta bày tỏ lòng yêu mến Bí Tích Thánh Thể khi chúng ta trở nên những con người sống hiền lành, khiêm nhường sống gần gũi với những người chung quanh đặc biệt những con người nhỏ bé nghèo hèn, bệnh tật, những người bị bỏ rơi trong xã hội…Chúng ta cử hành Bí Tích Thánh Thể khi chúng ta chấp nhận hao mòn quên mình thiệt thòi vì Chúa và vì anh em và cuối cùng chúng ta sống Bí Tích Thánh Thể là chúng ta biết xây dựng tình đoàn kết, tình huynh đệ với những người sống xung quanh chúng ta.

Lạy Chúa mỗi lần chúng con rước lễ xin Chúa giúp chúng con ý thức sự hiện diện của Chúa để chúng con luôn biết sống trong tâm tình cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Chúa.

Maria Thu Thủy

Bánh Hằng Sống

Nối tiếp Chúa Nhật XIX, Chúa Giêsu một lần nữa nhấn mạnh “Ngài là Bánh Hằng Sống. Ai tin vào Chúa sẽ được sống muôn đời” nhưng người Do Thái vẫn không hiểu lời mời gọi của Chúa. Lời của Chúa vẫn còn là một mầu nhiệm khó hiểu đối với họ. Vì thế, họ chưa thể lãnh nhận sự sống đời đời mà Chúa ban tặng cho họ.

Mở đầu trang Tin Mừng, Đức Giê-su khẳng định“Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình”. Người Do Thái chỉ hiểu câu nói của Chúa với nghĩa đen: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Sự nghi ngờ, thiếu lòng tin và thiếu chiều sâu đã làm cho đôi mắt của họ mù quáng và trái tim họ trở nên chai đá. Họ không biết rằng Chúa đã hy sinh và chịu chết trên cây thánh giá để trở nên nguồn sống mới cho họ. Thay vì đón nhận Chúa thì họ lại gạt Chúa ra bên lề cuộc đời họ. Nếu người Do Thái đủ tình yêu dành cho Chúa, có lẽ họ sẽ tin và nhận ra sự hiện diện của Chúa nhưng tư tưởng của họ chỉ muốn đón nhận một vị Vua oai phong lẫm liệt mà quên đi một vị Vua đích thật, Vị ấy mới có thể làm cho họ no thoả trường tồn, một vị Vua yêu thương họ đến cùng.

Còn chúng ta ngày hôm nay thì sao? Bao nhiêu lần chúng ta đặt câu hỏi tại sao với Chúa trong sự hoài nghi và thất vọng? Chúng ta có đủ tình yêu dành cho Chúa để chiến thắng sự ngờ vực? Tình yêu không thể định nghĩa không có điều kiện. Như thế, bao lâu chúng ta còn đặt từ “nếu” dành cho Chúa thì chúng ta chưa thật sự yêu Chúa vô điều kiện và chúng ta dễ dàng rơi vào sự ngờ vực như người Do Thái trước những mầu nhiệm mà chúng ta không thể nắm bắt và hiểu biết được.

“Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy”. Chúa Giêsu quả quyết những ai lãnh nhận “Mình và Máu Chúa” hay “rước lễ” hằng ngày thì mới có thể ở lại trong Chúa. Nếu Chúa ở lại trong chúng ta nhưng chúng ta không ở lại trong Chúa thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đó sẽ chỉ là tình yêu đơn phương không trọn vẹn. Chúng ta hãy nhìn lại bản thân, chúng ta đã thật sự ở lại trong Chúa chưa? Sự ở lại của chúng ta thật sự có tự do hay không? Bao nhiêu lần chúng ta đón nhận và rước Chúa vào lòng với sự hời hợt hay như một thói quen? Chắc chắn để “ở lại” trong Chúa thực sự, đòi hỏi chúng ta sự từ bỏ triệt để, từ bỏ những công việc cá nhân, từ bỏ những đam mê dục vọng, từ bỏ những cuộc tán gẫu, từ bỏ những thói quên chưa tốt…để dành trọn vẹn thời gian ở lại bên Chúa, cảm nhận niềm vui và sự bình an nội tâm mà Chúa ban tặng. Nếu chúng ta cứ loay hoay tìm kiếm chính mình thì chắc chắn chúng ta sẽ không thể gặp được Chúa trong cuộc đời bởi Chúa cần một tâm hồn tĩnh lặng, một tấm lòng quảng đại và một sự khao khát “ở lại” trọn vẹn với Chúa.

“Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời”. Đây là một lời hứa trung tín mà Chúa dành cho mỗi người. Chúa vẫn ban phát và chờ đợi con người đến lãnh nhận sự sống vĩnh cửu. Chúng ta muốn đón nhận hay từ chối đó là sự chọn lựa của mỗi người. Ước gì mỗi ngày chúng ta cảm nhận được sự hiện diện rất thân tình của Chúa để trong mỗi giây phút, chúng ta biết chọn lựa Chúa giữa biết bao sự chọn lựa trong cuộc sống. Nhờ đó, Chúa sẽ là nguồn hạnh phúc, bình an và là sự sống vĩnh cửu cho mỗi người.

Maria Thảo An



Bài viết khác

Suy Niệm Chúa Nhật XXXIII Thường Niên, Năm B

Giáo hội quy tụ những người có cùng đức tin vào Đức Kitô – Đấng đã chết và phục sinh, để nhờ Ngài, mọi người được sống và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Giáo hội vừa là một cộng đoàn của những người tin, vừa mang đặc tính cá vị, niềm tin này […]


Hai Đồng Tiền Kẽm (Suy Niệm Chúa Nhật XXXII Thường Niên, Năm B)

Trong cuộc sống, chúng ta thường nhận xét, đánh giá về một người hay sự việc qua hình thức bề ngoài. Đặc biệt trong xã hội hôm nay, con người thường dựa vào của cải, những giá trị vật chất để làm thước đo cho các giá trị mà quên mất những giá trị đích […]



Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIX Thường Niên, Chúa Nhật Truyền Giáo

Chúa Nhật XXIX Thường Niên cầu nguyện cho công việc truyền giáo của Giáo Hội. Qua bí tích rửa tội, mỗi người Ki-tô hữu được tham dự ba chức vụ: Tư tế, Vương đế và Ngôn sứ. Như Vậy, chúng ta đều có trách nhiệm Loan báo Tin Mừng bằng lời nói và chính đời […]


Giá Trị Sống (Suy Niệm Chúa Nhật XXVIII Thường Niên, Năm B)

Người thanh niên trong đoạn Lời Chúa hôm nay thật đáng khen, anh ta khao khát vươn lên, không chỉ dừng ở điều tối thiểu là luật dạy nhưng là muốn đạt tới nhân đức trọn lành nơi Đức Giêsu. Nhưng anh ta vẫn đặt giá trị hoàn thiện dựa trên cái anh làm, cái […]


Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVII Thường Niên, Năm B

Ơn gọi nào cũng khởi đi từ chính Thiên Chúa, dù là ơn gọi thánh hiến hay ơn gọi hôn nhân gia đình. Sách GLHTCG điều 1604 viết rằng: “Thiên Chúa, Đấng tạo dựng con người vì tình yêu, cũng đã kêu gọi họ đến tình yêu, đó là ơn gọi nền tảng và bẩm […]


Suy Niệm Chúa Nhật XXV Thường Niên, Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ yêu dấu của mình có tinh thần sống khiêm nhường và phục vụ vô vị lợi. “Ai muốn làm đầu thì phải làm người rốt hết và làm tôi tớ mọi người”. Thời ngày nay ai cũng muốn bản thân mình được đề […]


Suy Niệm Chúa Nhật XXIV Thường Niên, Năm B

Trong hành trình bước theo Chúa Giêsu, người môn đệ cần có đủ tình yêu để vượt qua mọi thử thách chông gai, có đủ tình mến để dám lội ngược dòng với tính xác thịt, có đủ hy sinh để sẵn sàng từ bỏ những danh vọng trần thế, để chọn một lối sống thanh thoát như Thầy. Và quan trọng nhất là chúng ta có đủ khao khát để đạt được điều kiện của Thầy đã đưa ra cho những ai muốn theo Thầy “Ai muốn Theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập giá mình mà theo Ta”.


“Hãy Mở Ra” (Suy Niệm Chúa Nhật XXIII Thường Niên, Năm B)

“Hãy mở ra”, chính là mệnh lệnh Đức Giêsu quyền năng nói với kẻ câm điếc hôm xưa, còn hôm nay thì sao? Chúa Giêsu cũng đang mời gọi chúng ta “hãy mở lòng ra”.


Chọn Lựa Và Cam Kết (Suy Niệm Chúa Nhật XXI Thường Niên)

Cuộc sống, đặc biệt trong các mối tương quan của nó, bao hàm những sự chọn lựa và cam kết. Hai người nam nữ chọn lựa nhau và cam kết với nhau để đi vào cuộc hôn nhân. Trong cuộc hôn nhân ấy, có thể có những lúc khủng hoảng và họ đặt vấn đề, […]


Tấm Bánh Hằng Sống (Suy Niệm Chúa Nhật XIX Thường Niên, Năm B)

Chúa vẫn đang hiện diện rất gần gũi với chúng ta khi chúng ta được rước Chúa hằng ngày. Chúng ta dễ dàng đón rước và mời Chúa ngự vào lòng chúng ta như một vị khách xa lạ khi chúng ta chưa dọn lòng để sẵn sàng chờ đợi Chúa hay có khi lòng chúng ta còn quá nhiều nỗi bận tâm, lo lắng không còn chỗ cho Chúa ngự