Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVII Thường Niên, Năm B

Ngày đăng: Tháng mười 5, 2024

Ơn gọi nào cũng khởi đi từ chính Thiên Chúa, dù là ơn gọi thánh hiến hay ơn gọi hôn nhân gia đình. Sách GLHTCG điều 1604 viết rằng: “Thiên Chúa, Đấng tạo dựng con người vì tình yêu, cũng đã kêu gọi họ đến tình yêu, đó là ơn gọi nền tảng và bẩm sinh của mọi nhân vị”. Chúa mời gọi tất cả mọi người dù sống trong bậc sống nào cũng hãy sống thật tròn đầy và ý nghĩa bởi tất cả đều là món quà tình yêu mà Thiên Chúa tặng ban cho chúng ta.

Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, trước câu hỏi thử của nhóm Pharisêu “Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?” (x. Mc 10,2), Chúa Giêsu đã gợi lại cho họ nhớ về những ngày đầu chương trình sáng tạo của Đức Chúa, khi Người tạo dựng con người có nam có nữ. Người còn khẳng định giá trị bền vững của đời sống hôn nhân gia đình trong ý định của Thiên Chúa “cả hai thành một xương một thịt” (St 2,24). Người nhấn mạnh “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. Điều này giúp chúng ta liên tưởng đến Bí Tích Hôn Phối mà Chúa Giêsu thiết lập trong Giáo Hội.

Hôn nhân là một ơn gọi cao quý được Thiên Chúa kết hợp và chúc phúc. Đời sống hôn nhân cũng được mời gọi nên thánh và thực hiện sứ mạng ra đi loan báo Tin Mừng để làm vinh danh Chúa. Gia đình là cái nôi yêu thương và tình yêu nơi gia đình là bước đầu tiên để dạy cho thế giới về tình yêu Thiên Chúa. Như thế, trong đời sống gia đình, đôi vợ chồng được mời gọi sống yêu thương, chung thủy với nhau trong giao ước tình yêu hôn phối. Nhờ gương sáng nơi gia đình mà mọi người sẽ nhận ra tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi: một tình yêu trung tín, sắt son; một tình yêu thủy chung, vững bền không tàn phai, không đổi thay. Ngày nay, có rất nhiều gia đình tan vỡ, không có hạnh phúc vì nhiều lý do nhưng khi xét lại thì nguyên nhân sâu xa là do tình yêu họ dành cho nhau không còn như thuở ban đầu. Họ không ý thức được giá trị cao quý thiêng liêng của đời sống hôn nhân gia đình.

Đối với những người sống ơn gọi thánh hiến, Lời Chúa hôm nay cũng nhắc nhở mỗi người nhìn lại tình yêu của mình dành cho Thiên Chúa, nhớ về giao ước tình yêu mà mỗi người đã kí kết với Chúa, Đối tượng Duy nhất, Đấng Tình Quân, Người Bạn Trăm Năm. Mỗi tu sĩ cũng tự hỏi lòng mình về sự trung thành trong lời đã khấn hứa với Chúa. Trong đời sống hằng ngày, trong sứ vụ tông đồ hay giữa thời đại này, là người tu sĩ, tôi có còn chọn Chúa là duy nhất, là tuyệt đối, là trung tâm điểm của đời tôi hướng về? Tình yêu người tu sĩ dành cho Chúa phải được thực hiện một cách cụ thể qua từng công việc, sự trung thành trong bổn phận, trách nhiệm trao phó, những chọn lựa và từ bỏ. Không những thế, yêu Chúa là nên một với Chúa, trở nên giống Chúa, kết hợp liên lỉ với Người qua hy tế thập giá hằng ngày giữa những khó khăn của cuộc sống.

Xin Chúa cho mọi người luôn cảm nhận được món quà cao quý Chúa ban tặng ngang qua đời sống thánh hiến hay đời sống hôn nhân gia đình để sống tròn đầy và làm chứng về tình yêu mà lòng thương xót của Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.

Maria Hương Quỳnh



Bài viết khác

Suy Niệm Chúa Nhật XXXIII Thường Niên, Năm B

Giáo hội quy tụ những người có cùng đức tin vào Đức Kitô – Đấng đã chết và phục sinh, để nhờ Ngài, mọi người được sống và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Giáo hội vừa là một cộng đoàn của những người tin, vừa mang đặc tính cá vị, niềm tin này […]


Hai Đồng Tiền Kẽm (Suy Niệm Chúa Nhật XXXII Thường Niên, Năm B)

Trong cuộc sống, chúng ta thường nhận xét, đánh giá về một người hay sự việc qua hình thức bề ngoài. Đặc biệt trong xã hội hôm nay, con người thường dựa vào của cải, những giá trị vật chất để làm thước đo cho các giá trị mà quên mất những giá trị đích […]



Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIX Thường Niên, Chúa Nhật Truyền Giáo

Chúa Nhật XXIX Thường Niên cầu nguyện cho công việc truyền giáo của Giáo Hội. Qua bí tích rửa tội, mỗi người Ki-tô hữu được tham dự ba chức vụ: Tư tế, Vương đế và Ngôn sứ. Như Vậy, chúng ta đều có trách nhiệm Loan báo Tin Mừng bằng lời nói và chính đời […]


Giá Trị Sống (Suy Niệm Chúa Nhật XXVIII Thường Niên, Năm B)

Người thanh niên trong đoạn Lời Chúa hôm nay thật đáng khen, anh ta khao khát vươn lên, không chỉ dừng ở điều tối thiểu là luật dạy nhưng là muốn đạt tới nhân đức trọn lành nơi Đức Giêsu. Nhưng anh ta vẫn đặt giá trị hoàn thiện dựa trên cái anh làm, cái […]


Suy Niệm Chúa Nhật XXV Thường Niên, Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ yêu dấu của mình có tinh thần sống khiêm nhường và phục vụ vô vị lợi. “Ai muốn làm đầu thì phải làm người rốt hết và làm tôi tớ mọi người”. Thời ngày nay ai cũng muốn bản thân mình được đề […]


Suy Niệm Chúa Nhật XXIV Thường Niên, Năm B

Trong hành trình bước theo Chúa Giêsu, người môn đệ cần có đủ tình yêu để vượt qua mọi thử thách chông gai, có đủ tình mến để dám lội ngược dòng với tính xác thịt, có đủ hy sinh để sẵn sàng từ bỏ những danh vọng trần thế, để chọn một lối sống thanh thoát như Thầy. Và quan trọng nhất là chúng ta có đủ khao khát để đạt được điều kiện của Thầy đã đưa ra cho những ai muốn theo Thầy “Ai muốn Theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập giá mình mà theo Ta”.


“Hãy Mở Ra” (Suy Niệm Chúa Nhật XXIII Thường Niên, Năm B)

“Hãy mở ra”, chính là mệnh lệnh Đức Giêsu quyền năng nói với kẻ câm điếc hôm xưa, còn hôm nay thì sao? Chúa Giêsu cũng đang mời gọi chúng ta “hãy mở lòng ra”.


Chọn Lựa Và Cam Kết (Suy Niệm Chúa Nhật XXI Thường Niên)

Cuộc sống, đặc biệt trong các mối tương quan của nó, bao hàm những sự chọn lựa và cam kết. Hai người nam nữ chọn lựa nhau và cam kết với nhau để đi vào cuộc hôn nhân. Trong cuộc hôn nhân ấy, có thể có những lúc khủng hoảng và họ đặt vấn đề, […]


Tấm Bánh Tình Yêu (Suy Niệm Chúa Nhật XX Thường Niên, Năm B)

Mỗi lần cầu nguyện, ngồi trước Nhà Tạm chiêm ngắm Thánh Thể Chúa chắc hẳn trong mỗi chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước mầu nhiệm cao quý này. Để tin, hiểu, yêu mến và sống mầu nhiệm Mình và Máu Thánh Đức Kitô, điều đó thật không dễ chút nào. Có thể, chúng ta […]


Tấm Bánh Hằng Sống (Suy Niệm Chúa Nhật XIX Thường Niên, Năm B)

Chúa vẫn đang hiện diện rất gần gũi với chúng ta khi chúng ta được rước Chúa hằng ngày. Chúng ta dễ dàng đón rước và mời Chúa ngự vào lòng chúng ta như một vị khách xa lạ khi chúng ta chưa dọn lòng để sẵn sàng chờ đợi Chúa hay có khi lòng chúng ta còn quá nhiều nỗi bận tâm, lo lắng không còn chỗ cho Chúa ngự