Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIX Thường Niên, Chúa Nhật Truyền Giáo

Ngày đăng: Tháng mười 19, 2024

Chúa Nhật XXIX Thường Niên cầu nguyện cho công việc truyền giáo của Giáo Hội. Qua bí tích rửa tội, mỗi người Ki-tô hữu được tham dự ba chức vụ: Tư tế, Vương đế và Ngôn sứ. Như Vậy, chúng ta đều có trách nhiệm Loan báo Tin Mừng bằng lời nói và chính đời sống chứng nhân của mình như lời Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ của Ngài ngày xưa “Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.

Trước khi về trời, Chúa Giê-su truyền cho các môn đệ hãy đi khắp tứ phương thiện hạ để đem Tin Mừng của Chúa đến cho mọi loài thụ tạo. Nghĩa là Tin Mừng không còn giới hạn ở một dân tộc, một quốc gia hay một tôn giáo nào nữa nhưng là cho tất cả mọi người. Chúa Giêsu khi đến trần gian với thân phận con người thấp hèn, Ngài đã xóa đi ranh giới giữa giàu và nghèo, giữa người công chính và người tội lỗi để từ đó Ơn Cứu Độ của Chúa trao ban cho tất cả những ai mở lòng ra đón nhận Ngài.

Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ” (x. Mc 16,16 a), điều kiện của người môn đệ theo Chúa trước tiên là phải có đức tin. Khi tin, chúng ta mới sống theo những lời của Chúa chỉ dạy đó là “mến Chúa, yêu người”, khi tin chúng ta mới can đảm bước ra vùng ngoại biên để đem Chúa đến cho mọi người và nhờ tin vào Chúa Giêsu, chúng ta sẽ mau mắn đáp lời Chúa mời gọi, kiên nhẫn làm việc trên cánh đồng truyền giáo, bất chấp mọi rào cản.

Mỗi người Kitô hữu chúng ta cũng được mời gọi loan báo Tin Mừng không chỉ qua lời nói mà còn bằng hành động cụ thể trong cuộc sống. Như lời thánh Giacôbê đã nói “Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Người tín hữu chỉ có thể trở thành người truyền giáo, khi chính bản thân mình phải trước hết được truyền giáo. Quả vậy, nếu chúng ta không thấm nhuần tinh thần thừa sai và không thực sự cảm nhận hạnh phúc và niềm vui của người tin Chúa, thì làm sao chúng ta có nhiệt thành để giới thiệu Chúa cho người khác? Để trở nên tác viên của công cuộc truyền giáo, tín hữu phải đón nhận Lời Chúa, được Lời Chúa tôi luyện để trở thành khí cụ sắc bén của việc loan báo Tin Mừng.

Nếu chúng ta chỉ nói về một Thiên Chúa đầy tình yêu thương tha thứ nhưng chúng ta lại không sống chứng tá thì làm sao chúng ta giới thiệu hình ảnh của Chúa cho mọi người? Ngày hôm nay, có biết bao người đã sống chứng nhân cho Chúa thật tuyệt vời, điển hình là hình ảnh của mẹ Têrêsa Calcutta. Mẹ đã làm chứng cho Chúa cách trọn vẹn qua cách sống của mẹ. Đối với Mẹ Têrêsa Calcutta, truyền giáo là chia sẻ tình thương. Mẹ không rao giảng Phúc Âm bằng lời nhưng bằng những tâm tình và cử chỉ yêu thương cụ thể. Mẹ cũng chẳng chủ trương yêu thương đại chúng cách chung chung, nhưng là yêu thương từng người đang hiện diện

Qua cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng có thể truyền giáo khi chúng ta biết sống yêu thương, tha thứ, hy sinh phục vụ, sống bình an, vui tươi ngay trong chính nơi chúng ta đang sống là gia đình, cộng đoàn, trường học, sở làm,…Chúng ta cũng không quên việc kết hợp với Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể, để nhờ Ngài, mỗi công việc chúng ta làm với thái độ khiêm tốn, tin tưởng chỉ mong làm vinh danh Chúa hơn.

Truyền giáo ngày hôm nay không phải là đi một nơi nào đó thật xa mà chúng ta thường hay nói là “Ra những vùng ngoại biên”. Nhưng Chúa mời gọi chúng ta truyền giáo ngay trong chính cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cùng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, người Tông đồ đầu tiên và là nhà thừa sai của Lời Chúa, giúp chúng ta mang sứ điệp Tin Mừng đến với thế giới với niềm hân hoan khiêm tốn và rạng ngời, vượt lên trên bất kỳ sự từ chối, hiểu lầm hay bách hại nào.

TêTêsa Thanh Tuyền



Bài viết khác

Giá Trị Sống (Suy Niệm Chúa Nhật XXVIII Thường Niên, Năm B)

Người thanh niên trong đoạn Lời Chúa hôm nay thật đáng khen, anh ta khao khát vươn lên, không chỉ dừng ở điều tối thiểu là luật dạy nhưng là muốn đạt tới nhân đức trọn lành nơi Đức Giêsu. Nhưng anh ta vẫn đặt giá trị hoàn thiện dựa trên cái anh làm, cái […]


Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVII Thường Niên, Năm B

Ơn gọi nào cũng khởi đi từ chính Thiên Chúa, dù là ơn gọi thánh hiến hay ơn gọi hôn nhân gia đình. Sách GLHTCG điều 1604 viết rằng: “Thiên Chúa, Đấng tạo dựng con người vì tình yêu, cũng đã kêu gọi họ đến tình yêu, đó là ơn gọi nền tảng và bẩm […]


Suy Niệm Chúa Nhật XXV Thường Niên, Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ yêu dấu của mình có tinh thần sống khiêm nhường và phục vụ vô vị lợi. “Ai muốn làm đầu thì phải làm người rốt hết và làm tôi tớ mọi người”. Thời ngày nay ai cũng muốn bản thân mình được đề […]


Suy Niệm Chúa Nhật XXIV Thường Niên, Năm B

Trong hành trình bước theo Chúa Giêsu, người môn đệ cần có đủ tình yêu để vượt qua mọi thử thách chông gai, có đủ tình mến để dám lội ngược dòng với tính xác thịt, có đủ hy sinh để sẵn sàng từ bỏ những danh vọng trần thế, để chọn một lối sống thanh thoát như Thầy. Và quan trọng nhất là chúng ta có đủ khao khát để đạt được điều kiện của Thầy đã đưa ra cho những ai muốn theo Thầy “Ai muốn Theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập giá mình mà theo Ta”.


“Hãy Mở Ra” (Suy Niệm Chúa Nhật XXIII Thường Niên, Năm B)

“Hãy mở ra”, chính là mệnh lệnh Đức Giêsu quyền năng nói với kẻ câm điếc hôm xưa, còn hôm nay thì sao? Chúa Giêsu cũng đang mời gọi chúng ta “hãy mở lòng ra”.


Chọn Lựa Và Cam Kết (Suy Niệm Chúa Nhật XXI Thường Niên)

Cuộc sống, đặc biệt trong các mối tương quan của nó, bao hàm những sự chọn lựa và cam kết. Hai người nam nữ chọn lựa nhau và cam kết với nhau để đi vào cuộc hôn nhân. Trong cuộc hôn nhân ấy, có thể có những lúc khủng hoảng và họ đặt vấn đề, […]


Tấm Bánh Tình Yêu (Suy Niệm Chúa Nhật XX Thường Niên, Năm B)

Mỗi lần cầu nguyện, ngồi trước Nhà Tạm chiêm ngắm Thánh Thể Chúa chắc hẳn trong mỗi chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước mầu nhiệm cao quý này. Để tin, hiểu, yêu mến và sống mầu nhiệm Mình và Máu Thánh Đức Kitô, điều đó thật không dễ chút nào. Có thể, chúng ta […]


Tấm Bánh Hằng Sống (Suy Niệm Chúa Nhật XIX Thường Niên, Năm B)

Chúa vẫn đang hiện diện rất gần gũi với chúng ta khi chúng ta được rước Chúa hằng ngày. Chúng ta dễ dàng đón rước và mời Chúa ngự vào lòng chúng ta như một vị khách xa lạ khi chúng ta chưa dọn lòng để sẵn sàng chờ đợi Chúa hay có khi lòng chúng ta còn quá nhiều nỗi bận tâm, lo lắng không còn chỗ cho Chúa ngự


Chúa Quan Tâm Chúng Ta và Kêu Gọi Chúng Ta Quan Tâm Nhau (28.07.2024 Chúa Nhật XVII Thường Niên)

Cả Êlise và Chúa Giêsu đều kiên định tiến hành việc lo cái ăn cho mọi người. Điều kỳ diệu đã xảy ra. Quyền năng của Thiên Chúa được thể hiện. Nhưng đàng sau điều kỳ diệu bởi quyền năng ấy mới là cái đáng nói: tấm lòng QUAN TÂM của Thiên Chúa đối với dân chúng!


Chúa Động Lòng Thương, Thấy Dân Như đàn Chiên Bơ Vơ Vất Vưởng (20.07.2024 Chúa Nhật XVI Thường Niên, Năm B)

Chúa Giêsu là Mục tử Tốt lành duy nhất. Đàn chiên của Người cũng … duy nhất! Nghĩa là hiệp nhất (trong khi mở ra mời gọi và bao gồm hết mọi người!). Viễn ảnh hiệp nhất này được thực hiện trong bửu huyết của vị Mục tử Tốt lành hy sinh mạng sống vì chiên. Không còn phân biệt giữa dân Do thái và dân ngoại, cũng không còn bất cứ sự phân biệt nào có tính phân hoá, thù nghịch.


Bài Suy Niệm Chúa Nhật XII Thường Niên B

Cuộc sống luôn có những khó khăn, gian khổ, khó khăn về vật chất, kinh tế và cả sự thách thức về đức tin. Có lẽ đã nhiều lần, chúng ta bị cuốn theo cơn bão của sự nghi ngờ, căng thẳng và hoang mang khi đối diện với đau khổ và sự dữ. Cuộc […]