Đức Thánh Cha Phanxicô Và Bức Họa Còn Dang Dở

Ngày đăng: Tháng 4 26, 2025

Phanxicô – cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày vừa qua, Đức Giáo Hoàng đáng kính của Giáo Hội Công giáo đã khép lại cuộc đời ở tuổi 88. Ngài đã sống một cuộc đời thật đẹp và ý nghĩa.

Lúc ngài nằm xuống là lúc mà báo chí, giới truyền thông lục lại những ký ức về ngài, những người thân thân cận với ngài, những ai có diễm phúc được gặp ngài một lần, dù chỉ là một cái bắt tay, một ánh mắt, một nụ cười, hay cả những người chỉ nhìn thấy ngài qua truyền thông cũng muốn đọc lại, xem lại từng bức ảnh, từng video, những câu nói, những bài diễn văn… như thước phim về cuộc đời của một con người nhỏ bé, nhưng cũng thật vĩ đại. Tất cả mọi bức ảnh về ngài thật đẹp, khiến tôi nhận ra rằng, những bức ảnh đó chẳng phải do máy ảnh của các nhà báo chụp được, nhưng do chính “Họa sĩ Phanxicô” vẽ nên theo ý muốn của Thiên Chúa.

Trong lịch sử hội họa hiện đại, nếu Pablo Picasso là họa sĩ đã làm bùng nổ mọi giới hạn của hình ảnh bằng trí tưởng tượng táo bạo, nghệ thuật của Picasso như một bản hòa tấu của hình khối và cảm xúc, nơi thực tại được bẻ cong theo trí tưởng tượng. Ông vẽ không chỉ bằng mắt, mà bằng tâm trí – giải phóng hình ảnh khỏi khuôn mẫu, để từng nét cọ nói lên điều chưa từng được thốt ra. Nếu Picasso từng tái tạo thế giới qua những mảng màu phá cách, thì Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đang vẽ nên bức tranh của Giáo Hội và nhân loại bằng những đường nét rất riêng. Không ngại phá vỡ những khuôn mẫu cũ kỹ, ngài chọn gam màu của lòng thương xót, của sự gần gũi và khiêm nhường để thêu dệt nên một viễn cảnh đức tin sống động, đầy nhân tính và hy vọng.

Bằng nét cọ của lòng trắc ẩn và đôi mắt không ngừng tìm kiếm khuôn mặt anh em nơi những con người bị lãng quên, Đức Thánh Cha Phanxicô đang vẽ nên một bức tranh thời đại – không phải tranh sơn dầu trưng trong viện bảo tàng, mà là một bức tranh sống động đang chuyển mình giữa phố chợ cuộc đời. Trong bức tranh ấy, nền trời là Laudato Si’, mời gọi nhân loại trở về với căn tính thụ tạo – khiêm tốn và gắn bó với đất Mẹ. Đường chân trời là Fratelli Tutti, mở ra không gian huynh đệ vượt qua biên giới, định kiến và hận thù. Những gam màu mạnh mẽ nhất là Laudate Deum, nhắc ta rằng thời gian không còn nhiều, và trái đất đang rên xiết chờ được cứu lấy. Không có màu nào bị loại trừ trong bức tranh ấy – cả những màu xám tro của chiến tranh, màu đen của tuyệt vọng, hay những sắc đỏ nhức nhối của bất công. Nhưng chính giữa bức tranh, ngài đặt một ánh sáng nhỏ nhưng bền bỉ: Hy vọng. Như ánh nến chập chờn trong đêm, nhưng chưa bao giờ tắt.

Cũng một khung cảnh, nhưng có thể cho ra nhiều bức tranh khác nhau, đơn giản vì khác nhau ở góc nhìn của người họa sĩ. Góc nhìn của “Họa sĩ Phanxicô” không mang tính thần học một cách máy móc, ngài nhìn về thế giới và con người, không phải để phá vỡ cấu trúc, mà là để cho thế giới lẫn con người hiện lên trong vẻ tươi mới vốn có. Nơi ấy, chúng ta không đóng vai quan tòa, không phán xét, không chụp mũ. Trong một thế giới đầy đổ vỡ, ta vẫn nhận ra cái đẹp – không phải vẻ đẹp bị đóng khung bởi sự cân đối, chính xác; mà là vẻ đẹp được tìm thấy trong sự bất an – của môi sinh, của người trẻ, của những cuộc khủng hoảng trong lẫn ngoài Giáo Hội. Chính trong sự bất an tưởng chừng vô định, ta lại nhận ra hình ảnh xót thương của Thiên Chúa; nhận ra Mẹ Trái Đất đang khóc than; nơi những anh chị em còn mang trong mình nỗi khát khao yêu và được yêu. Đó là bức tranh mà Đức Thánh Cha Phanxicô đang phác họa – về Giáo Hội, về con người, về thế giới.

Đức Phanxicô là một họa sĩ táo bạo. Ngài chấp nhận giữ lấy những nét vẽ “không đẹp” của quá khứ, không cố tìm cách xóa bỏ hay che giấu. Như cách mà lần đầu tiên trong hơn 1.000 năm, một Giáo hoàng Công giáo và một Thượng phụ Chính thống Nga gặp nhau. Hai vị đã ký một tuyên bố chung kêu gọi sự tha thứ và hợp tác để đối mặt với các thách thức của thời đại, đặc biệt là bạo lực và bách hại tôn giáo. Hay cách mà ngài đã nhiều lần công khai xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng trong Giáo Hội, không chỉ như một nghĩa vụ pháp lý mà là một lời xin lỗi chân thành và cá nhân, từ chính vị Cha chung của Giáo Hội…  Những điều ấy làm nên bức họa đang sống: không trau chuốt, không đánh bóng, cũng chẳng giả vờ hoàn hảo. Sự thật luôn mang theo vết sẹo. Giáo Hội và con người được ký họa không chỉ bằng những dòng trơn tru, không tì vết mà cả những vết sẹo của hạnh phúc và nỗi đau. Nơi bức họa ấy, người họa sĩ không vội giải quyết xử lý vấn đề nhưng là chiêm niệm. Bức họa ấy còn dang dở, nó chỉ được thành toàn nơi Đấng là Cái Đẹp. Đúng vậy. Bức họa chưa hoàn tất; nhưng đó cũng là bức khảm của hy vọng (une mosaïque de l’espérance) và sẽ được hoàn tất bởi Đấng “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.”

Người đã yên nghỉ, để lại bao nỗi niềm và ký ức, bao hoài vọng ngậm ngùi… lặng lẽ nhìn về quá khứ: ánh mắt, nụ cười của ngài vẫn nguyên vẹn đâu đây. Trong cõi thinh lặng thẳm sâu huyền nhiệm, đang khi tụng ca Thiên Chúa nhân từ, thì có lẽ ngài vẫn muốn gửi trao lời tâm huyết đến con người, nhất là bạn trẻ hôm nay, để mỗi người trong chúng ta tiếp nối ngài, vẽ nên bức tranh cho Giáo Hội, cho nhân loại này: “Các bạn trẻ thân mến, các con được Chúa rất yêu dấu, các con rất quý giá vì được cứu chuộc bằng máu châu báu của Đức Kitô! Các con ‘là vô giá!’ Các con không phải là món đồ để bán đấu giá![…] Các con là vô giá: các con phải luôn nhắc đi nhắc lại điều này: tôi không phải là món đồ để bán đấu giá, tôi vô giá. Tôi là người tự do, tôi là người tự do! Các con hãy yêu chuộng sự tự do này, tự do mà Chúa Giêsu ban tặng”.[1]

Phượng Hoàng, SJ

[1] ĐTC Phanxicô, Tông huấn Christus Vivit, Ban dịch thuật HĐGMVN dịch, Hà Nội, 2020, n.122.



Bài viết khác

Thánh lễ An Táng Đức Thánh Cha Phanxicô

Sáng thứ Bảy ngày 26/4/2025, tại thềm Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Hồng y Niên trưởng Hồng y đoàn, Giovanni Battista Re, đã chủ sự Thánh lễ an táng Đức Thánh Cha Phanxicô, với khoảng 200 Hồng y, 700 Giám mục và 5.000 linh mục đồng tế, trước sự hiện diện tham dự của hơn […]


Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô: Chứng Tá Về Ơn Gọi Làm Người

“Ông bà anh chị em thân mến: Xin chào (buổi tối)!” Đó là những lời đầu tiên mà Đức Phan-xi-cô ngỏ với dân Chúa và thế giới trong cương vị Giáo Hoàng. Khác với lời chào trịnh trọng của truyền thống, đây là những lời mà mỗi người chúng ta nghe và nói trong cuộc […]


Các Nguyên Thủ, Lãnh Đạo Chính Trị Trên Thế Giới Tưởng Nhớ Đức Thánh Cha Phanxicô

Những lời chia buồn về sự ra đi của Đức Thánh Cha Phanxicô đang vang lên từ mọi nơi trên thế giới, chứng minh cho lòng yêu mến vượt biên giới và tín ngưỡng. Từ những lời chia buồn của tổng thống Ý, tổng thống Pháp, cho đến lời chia buồn của tổng thống Mỹ, […]


6 Năm Đầu Triều Đại Giáo Hoàng Phanxicô: Triều Đại Của Lòng Thương Xót

Nhìn lại 6 năm đầu triều đại Giáo hoàng Phanxicô, từ khi ngài được bầu chọn vào ngày 13/3/2013 cho đến hết năm 2019, những sự kiện nổi bật bao gồm thiết lập Năm Thánh Lòng Thương xót, tuyên thánh Mẹ Têrêsa Calcutta, thiết lập Ngày Thế giới Người nghèo. Ngài đã bày tỏ: “Tôi […]


Đức Thánh Cha Về Nhà Cha Lúc 7:35am Thứ Hai Ngày 21/04/2025

Đức Hồng Y nhiếp chính Kevin Joseph Farrell thông báo về sự qua đời của Đức Thánh Cha Phanxicô, lúc 7:35am giờ Roma. Đức Hồng y Farrell đã loan báo: Anh chị em thân mến,với nỗi đau sâu sắc, tôi phải thông báo về sự qua đời của Đức Thánh Cha Phanxicô. Lúc 7 giờ […]


Đức Thánh Cha Đến Thăm Nhà Tù Chiều Thứ Năm Tuần Thánh

Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô lại thực hiện một cử chỉ cụ thể dành cho những người đang sống sau song sắt: “Tôi luôn muốn đến nhà tù để thực hiện nghi thức Rửa Chân. Năm nay tôi không thể, nhưng tôi vẫn gần gũi anh chị em”. Khoảng 70 tù […]


Đức Thánh Cha: Dù Chúng Ta Lạc Lối Ở Đâu Thiên Chúa Cũng Luôn Tìm Kiếm Chúng Ta

Trong bài giáo lý được dọn sẵn cho buổi tiếp kiến chung ngày 16/4/2025, suy tư về dụ ngôn người cha thương xót, Đức Thánh Cha nhắc với các tín hữu rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm, tha thứ và thương xót chúng ta, bất kể chúng ta lạc lối ở đâu và như thế […]


Hơn 17.000 Người Ở Pháp Xin Rửa Tội, Cao Nhất Trong 20 Năm Qua

Vào tối thứ Bảy, ngày 19/4 tới đây, tại Pháp, 17.800 dự tòng sẽ được lãnh nhận bí tích Rửa tội trong đêm vọng Phục Sinh, trong đó 10.384 người lớn và hơn 7.400 thanh thiếu niên từ 11 đến 17 tuổi. Con số này đã tăng gấp đôi trong vòng hai năm, và là […]


Đức Thánh Cha Ra Quảng Trường Thánh Phêrô Chào Các Tín Hữu (6/4)

Sáng Chúa Nhật ngày 6/4, trong Thánh Lễ Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và giới y tế tại quảng trước thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã ra quảng trường để chào các tín hữu tham dự. Đức Thánh Cha diễn tả trong sứ điệp cho Kinh Truyền Tin: “Trong ngày hành hương Năm […]


Cuộc Gặp Gỡ Bất Ngờ Giữa Đức Thánh Cha Và Nữ Tu 94 Tuổi

Sáng Chúa nhật ngày 06/4, trên đường từ Nhà Thánh Marta đến Quảng trường Thánh Phêrô để chào thăm các tín hữu tham dự Thánh lễ Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và giới y tế, Đức Thánh Cha có cuộc gặp bất ngờ với sơ Francesca Battiloro, 94 tuổi, nữ đan sĩ Dòng […]


ĐTC Phanxicô Gửi Sứ Điệp Đến Các Tín Hữu Slovakia Dịp Hành Hương Năm Thánh

Ngày 04/4, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến 4.300 tín hữu Công giáo Slovakia dịp hành hương Năm Thánh. Ngài nhắc lại đức tin là kho báu cần được chia sẻ với niềm vui. Mỗi giai đoạn cuộc sống đều có những thách đố và khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để phát […]