Đức Thánh Cha: Dù Chúng Ta Lạc Lối Ở Đâu Thiên Chúa Cũng Luôn Tìm Kiếm Chúng Ta

Ngày đăng: Tháng 4 17, 2025

Trong bài giáo lý được dọn sẵn cho buổi tiếp kiến chung ngày 16/4/2025, suy tư về dụ ngôn người cha thương xót, Đức Thánh Cha nhắc với các tín hữu rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm, tha thứ và thương xót chúng ta, bất kể chúng ta lạc lối ở đâu và như thế nào. Đây là niềm hy vọng của chúng ta.

Vào thứ Tư ngày 16/4/2025 Đức Thánh Cha đã cho công bố bài giáo lý được ngài soạn trước cho buổi Tiếp kiến chung được lên kế hoạch vào cùng ngày nhưng phải hủy bỏ; bởi vì dù tình trạng sức khỏe có khá hơn đôi chút, Đức Thánh Cha vẫn còn đang được trị liệu và cần tham gia các trị liệu vật lý về khả năng vận động, hô hấp và giọng nói.

Trong bài giáo lý tuần này, Đức Thánh Cha chuyển sang suy tư về các dụ ngôn và dụ ngôn đầu tiên ngài chọn chính là dụ ngôn người cha thương xót, được trình bày trong Phúc Âm Thánh Luca chương 15, dụ ngôn mà theo ngài, trình bày cốt lõi của Phúc Âm: lòng thương xót của Chúa.

Hai câu 31 và 32 trong chương 15 của Phúc Âm Thánh Luca – “Nhưng người cha nói với anh ta (người con cả): ‘Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy’” – nhắc với chúng ta rằng Thiên Chúa luôn tìm kiếm, tha thứ và thương xót chúng ta, bất kể chúng ta lạc lối ở đâu và như thế nào.Đây là niềm hy vọng của chúng ta. Mỗi chúng ta đều tìm thấy mình nơi hình ảnh của người con cả hay người con thứ, những người con lạc lối trong tình yêu khi không tôn trọng hay không hiểu tình yêu đích thực. Chính tình yêu thực sự của người cha đã có thể giải thoát những người con khỏi cách hiểu sai lầm về tình yêu.

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu suy nghĩ xem mình là người con cả hay người con thứ và cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn hoán cải để biết đường trở về Nhà. Ngài bắt đầu bài giáo lý như sau:

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến,

Sau khi đã suy tư về những cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với một số nhân vật trong Phúc Âm, bắt đầu từ bài giáo lý này, tôi muốn tập trung suy tư một số dụ ngôn. Như chúng ta đã biết, các dụ ngôn là những câu chuyện lấy hình ảnh và tình huống từ thực tế hàng ngày. Đây là lý do tại sao chúng cũng có liên quan đến cuộc sống của chúng ta. Chúng đánh động chúng ta. Và chúng yêu cầu chúng ta đưa ra quan điểm: tôi đang ở đâu trong câu chuyện này?

Cốt lõi của Phúc Âm: lòng thương xót của Thiên Chúa

Chúng ta hãy bắt đầu với dụ ngôn nổi tiếng nhất, dụ ngôn mà có lẽ tất cả chúng ta đều nhớ từ khi còn thơ bé: dụ ngôn về người cha và hai người con (Lc 15:1-3.11-32). Trong đó chúng ta tìm thấy cốt lõi của Phúc Âm Chúa Giêsu, đó là lòng thương xót của Thiên Chúa.

Thánh sử Luca kể rằng Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn này cho những người Pharisêu và các kinh sư, những người phàn nàn vì Người ăn uống với những người tội lỗi. Vì lý do này, có thể nói rằng đây là một dụ ngôn dành cho những người lạc lối nhưng không biết mình lạc và lại phán xét người khác.

Sứ điệp hy vọng: Thiên Chúa luôn tìm kiếm chúng ta dù chúng ta lạc lối ở đâu

Phúc Âm muốn mang đến cho chúng ta sứ điệp hy vọng, bởi vì nó cho chúng ta biết rằng bất kể chúng ta bị lạc lối nơi nào, bất kể chúng ta bị lạc lối như thế nào, thì Thiên Chúa luôn luôn tìm kiếm chúng ta! Có lẽ chúng ta đã bị lạc lối như một con chiên, rời khỏi đường đi để gặm cỏ, hoặc bị tụt lại phía sau vì mệt mỏi (xem Lc 15,4-7). Hoặc có thể chúng ta bị lạc mất như một đồng xu, có thể rơi xuống đất và không thể tìm thấy nữa, hoặc ai đó đã để nó ở đâu đó mà không nhớ ra. Hoặc chúng ta đã lạc lối như hai người con của người cha này: người con thứ bởi vì cảm thấy mệt mỏi khi phải ở trong một mối quan hệ mà anh ta cảm thấy quá đòi hỏi; nhưng ngay cả người con cả cũng lạc lối, bởi vì ở lại trong nhà thôi thì chưa đủ nếu trong lòng còn kiêu hãnh và oán giận.

Lạc lối khi hiểu sai về tình yêu

Người con thứ lạc lối ì ích kỷ

Tình yêu luôn là một sự dấn thân, luôn có điều gì đó chúng ta phải mất đi để gặp được người kia. Nhưng người con thứ trong dụ ngôn chỉ nghĩ đến bản thân mình, điều thường xảy ra trong một số giai đoạn của thời thơ ấu và tuổi thiếu niên. Trên thực tế, chúng ta cũng thấy rất nhiều người lớn xung quanh mình có thái độ như vậy, những người không thể tiếp tục mối quan hệ vì họ ích kỷ. Họ tự lừa dối mình rằng họ đang tìm thấy chính mình, nhưng ngược lại họ lại đánh mất chính mình, bởi vì chỉ khi chúng ta sống vì ai đó thì chúng ta mới thực sự sống.

Phung phí tình yêu

Cậu con thứ này, giống như tất cả chúng ta, đều khao khát tình cảm, muốn được yêu thương. Nhưng tình yêu là món quà quý giá, cần phải được chăm sóc cẩn thận. Nhưng anh ta lại phung phí nó, hạ thấp giá trị của mình và không tôn trọng chính mình. Anh ta nhận ra điều đó vào những khi đói kém, khi không ai quan tâm đến anh. Nguy cơ là vào những khoảnh khắc đó chúng ta bắt đầu cầu xin tình cảm và gắn bó với người chủ đầu tiên mà chúng ta gặp.

Sống tình yêu trong tương quan chủ tớ

Chính những trải nghiệm này làm nảy sinh trong lòng chúng ta niềm tin sai lệch rằng chúng ta chỉ có thể ở trong một mối quan hệ như những người tôi tớ, như thể chúng ta phải chuộc tội hoặc như thể tình yêu đích thực không thể tồn tại. Trên thực tế, khi người con thứ chạm đến đáy vực, anh ta nghĩ đến việc quay về nhà cha mình để lượm nhặt một ít tình cảm vụn vặt từ mặt đất.

Ý nghĩa của vòng tay ôm của người cha

Chỉ có những người thực sự yêu thương chúng ta mới có thể giải thoát chúng ta khỏi quan điểm sai lầm này về tình yêu. Trong tương quan với Chúa, chúng ta sống chính kinh nghiệm này. Họa sĩ vĩ đại Rembrandt, trong một bức tranh nổi tiếng, đã miêu tả một cách tuyệt vời cảnh đứa con hoang đàng trở về. Có hai chi tiết đặc biệt đánh động tôi: đầu của chàng trai trẻ được cạo trọc, giống như đầu của một người sám hối, nhưng cũng giống như đầu của một đứa trẻ, bởi vì người con này đang được tái sinh. Và rồi đến đôi bàn tay của người cha: một bàn tay của người nam và một bàn tay của người nữ, để mô tả sức mạnh và sự dịu dàng trong cái ôm tha thứ.

Người con cả lạc lối khi chỉ sống tình yêu như bổn phận

Nhưng chính người con cả là người đại diện cho những người được kể trong dụ ngôn này: anh ta là người con luôn ở nhà với cha mình, nhưng lại xa cách cha mình, xa cách trong tâm hồn. Người con này có thể cũng muốn rời đi, nhưng vì sợ hãi hoặc vì bổn phận nên anh vẫn ở lại đó, trong mối quan hệ đó. Nhưng khi bạn miễn cưỡng thích nghi, bạn bắt đầu nuôi dưỡng sự tức giận trong lòng, và sớm hay muộn thì cơn tức giận này cũng bùng nổ. Nghịch lý thay, cuối cùng, người con cả lại là người có nguy cơ ở bên ngoài vì không chia sẻ niềm vui của cha mình.

Thiên Chúa luôn chờ đợi chúng ta

Người cha cũng ra gặp anh ta. Ông không la mắng hay gọi anh đi làm nhiệm vụ. Ông chỉ muốn anh cảm nhận được tình yêu của ông. Ông mời anh vào nhà và để cửa mở. Cánh cửa đó vẫn mở cho chúng ta. Trên thực tế, đây chính là lý do để hy vọng: chúng ta có thể hy vọng bởi vì chúng ta biết rằng Chúa Cha đang chờ đợi chúng ta, Người nhìn thấy chúng ta từ xa và luôn để cánh cửa mở rộng.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tự hỏi mình đang ở đâu trong câu chuyện thật hay này. Và chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa Cha ban ơn để có thể tìm được đường trở về nhà.

Nguồn: Vatican News



Bài viết khác

Đức Thánh Cha Đến Thăm Nhà Tù Chiều Thứ Năm Tuần Thánh

Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô lại thực hiện một cử chỉ cụ thể dành cho những người đang sống sau song sắt: “Tôi luôn muốn đến nhà tù để thực hiện nghi thức Rửa Chân. Năm nay tôi không thể, nhưng tôi vẫn gần gũi anh chị em”. Khoảng 70 tù […]


Hơn 17.000 Người Ở Pháp Xin Rửa Tội, Cao Nhất Trong 20 Năm Qua

Vào tối thứ Bảy, ngày 19/4 tới đây, tại Pháp, 17.800 dự tòng sẽ được lãnh nhận bí tích Rửa tội trong đêm vọng Phục Sinh, trong đó 10.384 người lớn và hơn 7.400 thanh thiếu niên từ 11 đến 17 tuổi. Con số này đã tăng gấp đôi trong vòng hai năm, và là […]


Đức Thánh Cha Ra Quảng Trường Thánh Phêrô Chào Các Tín Hữu (6/4)

Sáng Chúa Nhật ngày 6/4, trong Thánh Lễ Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và giới y tế tại quảng trước thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã ra quảng trường để chào các tín hữu tham dự. Đức Thánh Cha diễn tả trong sứ điệp cho Kinh Truyền Tin: “Trong ngày hành hương Năm […]


Cuộc Gặp Gỡ Bất Ngờ Giữa Đức Thánh Cha Và Nữ Tu 94 Tuổi

Sáng Chúa nhật ngày 06/4, trên đường từ Nhà Thánh Marta đến Quảng trường Thánh Phêrô để chào thăm các tín hữu tham dự Thánh lễ Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và giới y tế, Đức Thánh Cha có cuộc gặp bất ngờ với sơ Francesca Battiloro, 94 tuổi, nữ đan sĩ Dòng […]


ĐTC Phanxicô Gửi Sứ Điệp Đến Các Tín Hữu Slovakia Dịp Hành Hương Năm Thánh

Ngày 04/4, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến 4.300 tín hữu Công giáo Slovakia dịp hành hương Năm Thánh. Ngài nhắc lại đức tin là kho báu cần được chia sẻ với niềm vui. Mỗi giai đoạn cuộc sống đều có những thách đố và khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để phát […]


Đức Thánh Cha: Đừng Mất Hy Vọng Ngay Cả Khi Chúng Ta Thấy Mình Không Thể Thay Đổi Cuộc Sống

Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi Tiếp kiến chung ngày 2/4/2025, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu “hãy học từ ông Dakêu để không mất hy vọng, ngay cả khi chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không có khả năng thay đổi. Chúng ta hãy vun trồng ước […]


Ý Cầu Nguyện Của ĐTC Trong Tháng 4: Cầu Cho Việc Sử Dụng Công Nghệ Mới

Trong video ý cầu nguyện trong tháng 4, được công bố ngày 1/4/2025, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện “để việc sử dụng công nghệ mới không thay thế các mối tương quan giữa con người với nhau, nhưng tôn trọng phẩm giá của mỗi người và giúp chúng ta đối […]


Đức Thánh Cha: Thiên Chúa Chờ Đợi Chúng Ta Ở Ngã Tư Cuộc Đời, Khi Chúng Ta Không Còn Hy Vọng

Trong bài giáo lý được dọn sẵn cho buổi Tiếp kiến chung được dự kiến vào thứ Tư ngày 26/3/2025, Đức Thánh Cha suy tư về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ xứ Samaria. Ngài nói rằng khi gặp gỡ Chúa Giêsu, gánh nặng của người phụ nữ này được đặt […]


Đức Thánh Cha: Hãy Để Cho Mình Được Chúa Giêsu Gặp Gỡ Để Dám Thay Đổi Cuộc Sống Và Được Tái Sinh

Từ bệnh viện Gemelli nơi ngài nhập viện từ hơn một tháng nay, Đức Thánh Cha đã gửi đến các tín hữu bài giáo lý được dọn sẵn cho buổi Tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 19/3/2025. Suy tư về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với ông Nicôđêmô, Đức Thánh Cha mời gọi […]


Hình Ảnh Đầu Tiên Của Đức Thánh Cha Kể Từ Khi Nhập Viện

Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố hình ảnh Đức Thánh Cha cầu nguyện sau khi đồng tế Thánh lễ sáng nay. Đây là hình ảnh đầu tiên kể từ khi ngài nhập viện ngày 14/2. Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn ổn định, các liệu pháp điều trị và vật […]


Tín Hữu Myanmar Cầu Nguyện Đặc Biệt Cho Đức Thánh Cha

Ngay cả trong thời điểm khó khăn, di dời, chiến tranh và đau khổ, mọi người đều vui vẻ đáp lại lời mời gọi cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha Phanxicô luôn ở trong trái tim chúng tôi”. Đó là chia sẻ của Đức Cha John Mung-ngawn La Sam, thuộc Hội Truyền […]