ĐTC Phanxicô: Ở Đâu Có Vâng Phục Có Giáo Hội; Có Bất Tuân Sẽ Có Ly Giáo

Ngày đăng: Tháng Năm 14, 2024

Sáng thứ Hai ngày 13/5/2024, gặp gỡ phái đoàn gồm các Giám mục và khoảng 150 tín hữu thuộc nghi lễ Siro-Malaba, Đức Thánh Cha mời gọi họ duy trì sự hiệp nhất, đừng chán nản thất vọng trước những khó khăn và khủng hoảng, đừng đóng kín trong những thành kiến dẫn đến sự thù địch ngày càng gia tăng. Ngài nói: “Ở đâu có sự vâng phục ở đó có Giáo hội; ở đâu có sự bất tuân ở đó có sự ly giáo”.

Giáo Hội nghi lễ Siro-Malaba có từ thời thánh Tôma Tông đồ, là 1 trong số 23 Giáo Hội nghi lễ Đông phương hiệp nhất với Tòa Thánh, và là Giáo Hội lớn thứ hai sau Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ucraina. Giáo Hội nghi lễ Siro-Malaba hiện có khoảng 4 triệu 250 ngàn tín hữu trên thế giới, trong đó có 2 triệu 350 ngàn người ở bang Kerala, với khoảng 65 Giám mục và hơn 9 ngàn linh mục.

Từ lâu, tại Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, giáo phận lớn nhất của Giáo Hội Siro Malaba, với khoảng nửa triệu tín hữu, có những tranh chấp và chia rẽ về phụng vụ. Tại đây, Hội đồng của Giáo Hội đã phê chuẩn nghi thức cử hành Thánh lễ trong tinh thần dung hòa, bắt đầu có hiệu lực từ mùa hè năm 2021. Mặc dù Đức Thánh Cha đã nhiều lần kêu gọi và nhắn nhủ, khoảng 400 Linh Mục cùng với nhiều giáo dân trong Tổng giáo phận này vẫn từ chối áp dụng nghi thức mới. 

Vâng phục

Trong cuộc gặp gỡ, trước hết Đức Thánh Cha nhắc lại nguồn gốc tông đồ của Giáo hội Siro-Malaba và ca ngợi lòng trung thành của họ đối với Người kế vị Thánh Phêrô. Ngài nói: “Ở đâu có sự vâng phục ở đó có Giáo hội; ở đâu có sự bất tuân ở đó có sự ly giáo. Và anh em vâng phục, và đây là vinh quang của anh em: sự vâng phục, ngay cả khi phải chịu đau khổ, nhưng vẫn tiến về phía trước. Và ngài khuyến khích các tín hữu Syro-Malabar, dù ở bất cứ nơi nào, hãy vun trồng ý thức thuộc về Giáo hội của mình, để di sản phụng vụ, thần học, thiêng liêng và văn hóa vĩ đại của họ có thể còn tỏa sáng hơn nữa.

Cám dỗ tự quy chiếu

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng cảnh giác họ về cám dỗ nguy hiểm muốn tập trung vào một chi tiết mà họ không muốn bỏ qua, gây phương hại đến lợi ích chung của Giáo hội. Ngài nói rằng điều này xuất phát từ sự tự quy chiếu, dẫn đến việc không nghe thấy bất kỳ lý do nào khác ngoài lý do của mình. Ngài cảnh giác: “Và chính ở đây, ma quỷ, kẻ chia rẽ, cản trở ước muốn chân thành nhất mà Chúa bày tỏ trước khi hy sinh vì chúng ta: đó là chúng ta, những môn đệ của Người, trở nên ‘một’ (Ga 17,21)”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Do đó, bảo vệ sự hiệp nhất không phải là một lời hô hào đạo đức, mà là một nghĩa vụ, và đặc biệt là khi nói đến các linh mục đã hứa tuân phục và là những vị mà các tín hữu mong đợi gương bác ái và hiền lành”.

Bảo vệ sự hiệp thông

Đức Thánh Cha nói với Đức Thượng phụ đứng đầu Giáo hội Công giáo nghi lễ Siro-Malaba: “Chúng ta hãy quyết tâm làm việc để bảo vệ sự hiệp thông và cầu nguyện không mệt mỏi để anh em của chúng ta, bị cám dỗ bởi tinh thần thế tục dẫn đến cứng nhắc và chia rẽ, có thể nhận ra rằng họ là thành viên của một gia đình lớn hơn, yêu thương họ và chờ đợi họ. Ngài mời gọi thảo luận mà không sợ hãi, nhưng trên hết chúng ta hãy cầu nguyện, để dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, Đấng hòa hợp sự khác biệt và đưa những căng thẳng trở lại hiệp nhất, những xung đột được giải quyết.

Tiêu chuẩn thực sự thiêng liêng, xuất phát từ Chúa Thánh Thần, là sự hiệp thông

Ngài nhấn mạnh: “Việc thiếu tôn trọng Bí tích Thánh Thể, – Bí tích bác ái và hiệp nhất -, khi thảo luận về các chi tiết cử hành Bí tích Thánh Thể, điểm cao nhất trong sự hiện diện của Người được tôn thờ giữa chúng ta, là không phù hợp với đức tin Kitô giáo. Tiêu chuẩn hướng dẫn, tiêu chuẩn thực sự thiêng liêng, xuất phát từ Chúa Thánh Thần, là sự hiệp thông: nó có nghĩa là tuân theo sự hiệp nhất, trung thành và khiêm tốn, tôn trọng và vâng phục gìn giữ những hồng ân đã nhận được”. 

Chạm vào vết thương của Chúa nơi người đau khổ

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc họ nhìn vào các vết thương của Chúa ngày nay vẫn còn hiện rõ trên thân xác của nhiều người đói khát và bị bỏ rơi, trong nhà tù, bệnh viện và dọc các đường phố; bằng cách chạm vào những anh em này một cách dịu dàng, chúng ta chào đón Thiên Chúa hằng sống ở giữa chúng ta. Như Thánh Tôma, việc nhận ra lòng thương xót và tha thứ của Chúa sẽ vun trồng đức tin và giúp chúng ta vượt qua mọi trở ngại.

Nguồn: Vatican News



Bài viết khác

Chuyến Tông Du Khó Quên Của Vị Giáo Hoàng Truyền Giáo Đến Tận Cùng Thế Giới

Kết thúc cuộc hành trình dài nhất của triều đại giáo hoàng, ở Châu Á và Châu Đại Dương, một số hình ảnh sẽ con đọng lại trong tâm trí và trái tim. Đầu tiên là “đường hầm của tình huynh đệ” mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm phép cùng với Đại giáo sĩ Hồi giáo của Jakarta…


Đức Thánh Cha Đau Buồn Và Liên Đới Với Việt Nam Trong Bão Yagi

Tối thứ Năm ngày 12/9, Phòng báo chí Toà Thánh công bố bức điện thư của Đức Thánh Cha, được ký bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, bày tỏ sự đau buồn và liên đới tinh thần với những người bị thương và tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi. Đồng thời ngài cầu nguyện cho linh hồn những người đã qua đời.


Nghi Lễ Tiếp Đón ĐTC Và ĐTC Thăm Hữu Nghị Tổng Thống Indonesia

Sáng thứ Tư ngày 4/9/2024, tại Dinh Tổng thống “Istana Merdeka” của Indonesia đã diễn ra nghi lễ tiếp đón Đức Thánh Cha Phanxicô. Sau đó Đức Thánh Cha đã thăm hữu nghị tổng thống Joko Widodo của Indonesia.


ĐTC Phanxicô Rời Vatican Lên Đường Viếng Thăm Indonesia

Chiều thứ Hai ngày 2/9/2024, Đức Thánh Cha đã lên đường bắt đầu chuyến tông du thứ 45 tại nước ngoài. Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm 4 quốc gia là Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 3 đến 13/9/2024.


ĐTC Phanxicô: Con Đường Của Anh Hùng Kitô Giáo Là Đáp Lại Tiếng Gọi Phục Vụ

Sáng thứ Sáu ngày 3/5/2024, gặp gỡ các thành viên của tổ chức Blanquerna – Đại học Ramón Lully ở Barcelona, Đức Thánh Cha mong ước Đại học và các dự án giáo dục luôn chú ý rằng “chúng ta đào tạo nên những người nam và người nữ toàn diện, chứ không phải những […]


ĐTC Thăm Venezia: Gặp Gỡ Giới Trẻ

Sau khi gặp các nghệ sĩ, Đức Thánh Cha đã di chuyển bằng ghe đến trước Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Sức khoẻ để gặp gỡ các bạn trẻ. Khoảng 1500 bạn trẻ đứng tại quảng trường Đức Mẹ Sức khoẻ để chờ chào đón Đức Thánh Cha. Trong bài nói chuyện với các […]


Ý Cầu Nguyện Của Đức Thánh Cha Phanxicô Cho Tháng 5

Chiều ngày 30/4, Mạng lưới cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng đã công bố ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô cho tháng 5: Cầu cho việc đào luyện các tu sĩ nam nữ và chủng sinh. Trong video giải thích ý cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận mạnh: Mọi ơn gọi […]


Thánh Philiphê Và Giacôbê, Tông Đồ: Khát Vọng Và Cảm Nghiệm Tâm Linh (03.05.2024 Thứ Sáu Tuần V Phục Sinh)

“Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ cho chúng con”. Lời yêu cầu này của Philipphe được Chúa Giêsu cho là ngớ ngẩn, thậm chí khi trả lời, Người cho thấy chất giọng phiền trách. Nhưng đó là chuyện khác, chuyện Chúa Giêsu mặc khải sự hợp […]


Ngày Trái Đất: Đức Thánh Cha Phanxicô Kêu Gọi Trách Nhiệm Đối Với Ngôi Nhà Chung Của Nhân Loại

Nhân Ngày Trái đất Thế giới 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở mọi người về nghĩa vụ của chúng ta là bảo vệ hành tinh và gìn giữ hòa bình.


Giáo Hội Philippines Chính Thức Khai Mạc Án Phong Chân Phước Cho Thiếu Nữ 13 Tuổi

Sự kiện này đánh dấu bước đầu tiên trong một quá trình lâu dài nhằm tôn vinh Ruíz-Abad trở thành một trong những vị thánh trẻ nhất trong lịch sử Giáo hội. Đức Cha Renato Mayugba, Giám mục của Laoag City, đứng đầu tòa án để nghe các nhân chứng làm chứng về cuộc đời […]


Đức Thánh Cha Tiếp Các Thành Viên Quỹ Giáo Hoàng

Sáng thứ Sáu, ngày 12/4/2024, tại sảnh Clêmentê trong nội thành Vatican, Đức Thánh Cha đã tiếp các thành viên Quỹ Giáo hoàng hành hương Roma dịp Phục sinh. Ngài cám ơn và khích lệ mọi người tiếp tục hỗ trợ những người kế vị Thánh Phêrô trong khi thi hành sứ vụ. Được thành […]