Chọn Lựa Và Cam Kết (Suy Niệm Chúa Nhật XXI Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng Tám 25, 2024

Cuộc sống, đặc biệt trong các mối tương quan của nó, bao hàm những sự chọn lựa và cam kết.

Hai người nam nữ chọn lựa nhau và cam kết với nhau để đi vào cuộc hôn nhân. Trong cuộc hôn nhân ấy, có thể có những lúc khủng hoảng và họ đặt vấn đề, chẳng hạn, “Anh à, chuyện đã thế, hôm nay em cần anh chọn lựa… hoặc anh đi theo người phụ nữ ấy, hoặc anh chọn vợ con anh, và làm chồng làm cha một cách đàng hoàng trong ngôi nhà này của chúng ta”… Các linh mục, tu sĩ cũng chọn lựa và cam kết vào dịp chịu chức thánh hay dịp khấn dòng – và họ cũng kinh nghiệm những khủng hoảng trên đường đi, đòi mình phải chọn lựa và cam kết hết lần này đến lần khác… Nói chung, đời sống là một chuỗi những chọn lựa nối tiếp không ngừng.

Bài đọc sách Gio suê (24,1-2a.15-17.18b) cho thấy một trong những lần chọn lựa và cam kết như thế trong lịch sử dân Chúa. Ông Gio suê yêu cầu dân chọn cách rõ ràng dứt khoát, chọn Thiên Chúa hay chọn chạy theo các thần của dân ngoại; ông nêu rõ rằng phần ông và gia đình sẽ trung tín chọn Chúa chứ không theo thần nào khác. Dân đã đồng thanh chọn Chúa, vì nghĩ lại, họ cảm nhận sâu xa rằng: “Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao” (Đáp ca, Tv 33).

Câu chuyện trong Tin Mừng Gioan (6,61-70) cũng kể về một khủng hoảng. Nhiều môn đệ rút lui vì nghe không lọt tai những lời Chúa Giêsu nói về việc ăn thịt và uống máu Người. Chắc Chúa buồn lắm. Người quay lại yêu cầu Nhóm 12 cho biết sự chọn lựa của mình, hoặc bỏ đi như những người kia, hoặc ở lại. Phê rô thay mặt anh em tuyên bố chọn ở lại với Thầy, vì “Thầy mới có lời ban sự sống đời đời”… Nhìn tổng quan, ta nhận ra những khủng hoảng trong đời sống, trên đường đi, cũng có ý nghĩa của chúng. Khủng hoảng là cơ hội để người ta xác nhận cách mới mẻ sự chọn lựa và cam kết của mình.

Nếu sự chọn lựa của Nhóm 12 trong Bài Tin Mừng tiêu biểu cách riêng cho sự cam kết của những người lãnh chức thánh hay sống đời thánh hiến, thì Bài đọc trích Thư Êpheso (5,21-32) đề cập đến sự cam kết hôn nhân của những người vợ người chồng – đồng thời là một bài giáo lý về mối kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội Thánh. Chồng phải yêu thương vợ như Đức Kitô yêu thương Hội Thánh; vợ phục tùng chồng như Hội Thánh thuộc về Đức Kitô. (Dĩ nhiên, chữ ‘phục tùng’ này là một diễn ngôn trong nền văn hoá cụ thể thời và nơi ấy!)…

Như vậy, mọi người trong Giáo hội – và chính bản thân Giáo hội xét như một cộng đoàn – đều cần chọn lựa và cam kết, bằng ý thức và tự do của mình, và cần không ngừng làm mới lại những sự chọn lựa và cam kết ấy…

Xin Thánh Thần giúp chúng ta biết chọn lựa!

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Suy Niệm Chúa Nhật XXIV Thường Niên, Năm B

Trong hành trình bước theo Chúa Giêsu, người môn đệ cần có đủ tình yêu để vượt qua mọi thử thách chông gai, có đủ tình mến để dám lội ngược dòng với tính xác thịt, có đủ hy sinh để sẵn sàng từ bỏ những danh vọng trần thế, để chọn một lối sống thanh thoát như Thầy. Và quan trọng nhất là chúng ta có đủ khao khát để đạt được điều kiện của Thầy đã đưa ra cho những ai muốn theo Thầy “Ai muốn Theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập giá mình mà theo Ta”.


“Hãy Mở Ra” (Suy Niệm Chúa Nhật XXIII Thường Niên, Năm B)

“Hãy mở ra”, chính là mệnh lệnh Đức Giêsu quyền năng nói với kẻ câm điếc hôm xưa, còn hôm nay thì sao? Chúa Giêsu cũng đang mời gọi chúng ta “hãy mở lòng ra”.


Tấm Bánh Tình Yêu (Suy Niệm Chúa Nhật XX Thường Niên, Năm B)

Mỗi lần cầu nguyện, ngồi trước Nhà Tạm chiêm ngắm Thánh Thể Chúa chắc hẳn trong mỗi chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước mầu nhiệm cao quý này. Để tin, hiểu, yêu mến và sống mầu nhiệm Mình và Máu Thánh Đức Kitô, điều đó thật không dễ chút nào. Có thể, chúng ta […]


Tấm Bánh Hằng Sống (Suy Niệm Chúa Nhật XIX Thường Niên, Năm B)

Chúa vẫn đang hiện diện rất gần gũi với chúng ta khi chúng ta được rước Chúa hằng ngày. Chúng ta dễ dàng đón rước và mời Chúa ngự vào lòng chúng ta như một vị khách xa lạ khi chúng ta chưa dọn lòng để sẵn sàng chờ đợi Chúa hay có khi lòng chúng ta còn quá nhiều nỗi bận tâm, lo lắng không còn chỗ cho Chúa ngự


Chúa Quan Tâm Chúng Ta và Kêu Gọi Chúng Ta Quan Tâm Nhau (28.07.2024 Chúa Nhật XVII Thường Niên)

Cả Êlise và Chúa Giêsu đều kiên định tiến hành việc lo cái ăn cho mọi người. Điều kỳ diệu đã xảy ra. Quyền năng của Thiên Chúa được thể hiện. Nhưng đàng sau điều kỳ diệu bởi quyền năng ấy mới là cái đáng nói: tấm lòng QUAN TÂM của Thiên Chúa đối với dân chúng!


Chúa Động Lòng Thương, Thấy Dân Như đàn Chiên Bơ Vơ Vất Vưởng (20.07.2024 Chúa Nhật XVI Thường Niên, Năm B)

Chúa Giêsu là Mục tử Tốt lành duy nhất. Đàn chiên của Người cũng … duy nhất! Nghĩa là hiệp nhất (trong khi mở ra mời gọi và bao gồm hết mọi người!). Viễn ảnh hiệp nhất này được thực hiện trong bửu huyết của vị Mục tử Tốt lành hy sinh mạng sống vì chiên. Không còn phân biệt giữa dân Do thái và dân ngoại, cũng không còn bất cứ sự phân biệt nào có tính phân hoá, thù nghịch.


Bài Suy Niệm Chúa Nhật XII Thường Niên B

Cuộc sống luôn có những khó khăn, gian khổ, khó khăn về vật chất, kinh tế và cả sự thách thức về đức tin. Có lẽ đã nhiều lần, chúng ta bị cuốn theo cơn bão của sự nghi ngờ, căng thẳng và hoang mang khi đối diện với đau khổ và sự dữ. Cuộc […]


Mình Thầy Bị Nộp, Máu Thầy Đổ Ra Cho Giao Ước Mới (02.06.2024 Chúa Nhật Mình Máu Chúa Kitô)

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu – như tên gọi, liên quan đến hai yếu tố: ‘mình’ và ‘máu’! Đa số chúng ta khi ‘rước lễ’ là ‘rước’ Mình Thánh Chúa. Khi chầu hay viếng Thánh Thể, ta cũng chầu hay viếng Mình Thánh Chúa. Nhưng nếu phân tích, thì chính Máu Thánh Chúa là […]


Suy Niệm Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Biến cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được ghi lại trong Tân Ước cho chúng ta thấy được sự hoạt động vô cùng sâu rộng của Ngài trên đời sống Giáo Hội và từng người Kitô hữu. Kinh nghiệm cá nhân của mỗi người về tác động của Chúa Thánh Thần vẫn luôn được nhấn […]


Suy Niệm Chúa Nhật VI Phục Sinh, Năm B

Để cuộc sống trở nên tươi đẹp, chúng ta không thể thiếu vắng những tình bạn chân thành. Tình bạn giúp cho chúng ta rất nhiều về mọi khía cạnh trong cuộc sống, nhất là khía cạnh tinh thần lẫn hoàn thiện nhân cách. Dù ở bậc sống nào, ta cũng cần có những người […]


Chân Lý Sự Sống (Suy Niệm Chúa Nhật V Phục Sinh, Năm B)

Đời sống của chúng ta được định nghĩa là trao ban và phục vụ, nghĩa là chúng ta phải sinh hoa trái bằng đời sống yêu thương, tha thứ, quảng đại, biết sử dụng nén bạc Chúa trao để sinh lời cho Chúa và phục vụ tha nhân.