Cho Khách Đỗ Nhà (07.02.2025 THứ Sáu Tuần IV Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng 2 7, 2025

“Tình bác ái huynh đệ phải tồn tại trong anh em. Anh em đừng lãng quên việc cho khách đỗ nhà”… Thư Do thái nhắc lại giáo huấn ‘cho khách đỗ nhà’ của chính Chúa Giêsu: “Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp đón”. Chính xác hơn, lòng hiếu khách là một nét đặc biệt và nhất quán của giáo huấn Thánh Kinh ngay từ trong Cựu Ước. Thiên Chúa thường xuyên nhắc lại việc Ngài bênh vực khách ngoại kiều – là thành phần yếu thế dễ bị bức hiếp, bên cạnh các cô nhi và quả phụ.

Ai đã từng đi qua cuộc chiến ở xứ sở này trước đây, hẳn biết tình cảnh bấp bênh của những người dân phải rời bỏ quê mình, chạy qua khói lửa đạn bom, tìm chỗ tị nạn tạm bợ, chỉ mong sao giữ được mạng sống. Trong hoàn cảnh ấy, việc ‘cho khách đỗ nhà’ là việc rất tự nhiên, bình thường. Các gia đình tị nạn tấp vào ở với các gia đình sở tại, và cả trường hợp các gia đình tị nạn đến trước (đã có một túp chòi tạm bợ) sẵn sàng đón các gia đình tị nạn đến sau. Dĩ nhiên là cả hai bên, chủ và khách, đều phải chấp nhận một số phiền phức – nhưng nói chung tất cả đều vui lòng chấp nhận vì đó là ‘nhân đạo’, đạo làm người!

Lòng hiếu khách và quảng đại ‘cho khách đỗ nhà’ thuộc về ‘đạo’ của các cá nhân và các gia đình Kitô hữu. Đó cũng là ‘đạo’ mà Tin Mừng mời gọi các cộng đồng, các quốc gia… rõ ràng đến mức Đức thánh cha Phanxicô luôn mạnh mẽ bênh vực những người di dân, ngay cả trong một số trường hợp đó là những người nhập cư không hợp pháp trong tình trạng khẩn cấp. Vấn đề này không hề đơn giản, và ta không thể đơn giản hoá để đưa ra ‘phán quyết’ của mình cách dễ dãi. Nhưng nói cho cùng, sau tất cả, thì nguyên tắc của Kitô giáo là ‘cho khách đỗ nhà’.

Nguyên tắc này dựa trên một loạt những xác tín Kitô giáo về phẩm giá bất khả nhượng của con người, về các quyền căn bản của con người do phẩm giá ấy, về tình huynh đệ phổ quát, về định hướng phục vụ thiện ích chung của quyền tư hữu, về nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc/dân tuý phiến diện và cực đoan… như được trình bày trong Thông điệp Fratelli tutti (2020).

Chúng ta biết rằng chính quyền các quốc gia có bổn phận xây dựng chính sách và luật về di dân, và hành xử theo đúng luật. Chúng ta cũng biết rằng trong tư cách là Kitô hữu, ta phải góp phần tác động để các chính sách và các luật ấy phù hợp với những xác tín căn bản nói trên của mình, dưới ánh sáng của Tin Mừng.

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Đi Đúng Đường, Đến Đúng Cách (06.02.2025 Thứ Năm Tuần IV Thường Niên)

Hôm nay Lời Chúa nói về ĐI và ĐẾN. Chúa Giêsu sai Nhóm Mười Hai môn đệ ĐI trong một sứ vụ nằm trong khuôn khổ sứ vụ của chính Người. Rõ ràng, đây có thể coi như một tập dượt cho các ông trở thành những ‘môn đệ thừa sai’, điều mà sẽ là […]


Chiến Đấu, Với Ánh Nhìn Thẳng Vào Chúa Giêsu (04.02.2025 Thứ Ba Tuần IV Thường Niên)

Những ngày đầu năm âm lịch đã trôi qua, chúng ta đã nghe bao lời cầu chúc tốt lành. Nhưng điều tốt lành không được ‘cài đặt’ kiểu áp đặt một cách máy móc. Hôm qua, lời Chúa cho biết chính mỗi người chúng ta đứng trước hai loại sức mạnh và ta phải lựa […]


Chân Trời Ý Nghĩa Của Sự Kiện Dâng Chúa Giê su Vào Đền Thánh (02.02.2025 Chúa Nhật IV Thường Niên – Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thờ)

Biết bao con trai đầu lòng của các gia đình Do thái được đem đến dâng trong Đền thờ qua các thế kỷ, không đếm xuể… Nhưng khi Maria và Giuse đem con trai đầu lòng của mình đến Đền thờ thực hành nghi thức dâng hiến này, thì đó là một câu chuyện vừa […]


Mồng Ba Tết: Thánh Hóa Công Việc

Ngày Mồng Ba Tết mời gọi các tín hữu thánh hoá công ăn việc làm. Chủ đề về công việc làm ăn thật là thực tiễn, vì thế ngày này có tầm quan trọng cũng như có sức thu hút sự quan tâm rất đặc biệt của nó. Trước hết, ngoại trừ một ít người […]


Mồng Hai Tết: Đạo Hiếu

Ngày hôm qua, Mồng Một Tết, chúng ta hướng đến tương lai mở ra trước mặt và cầu xin sự bình an cho năm mới. Hôm nay, Mồng Hai, chúng ta hướng về cội nguồn để kính nhớ tổ tiên và cầu nguyện cho ông bà cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời. […]


Mồng Một Tết: Bình An, Hy Vọng

Bước vào Năm Mới, chúng ta vui với hồng ân sự sống (tuổi mới mà!) – và chúng ta hy vọng (về một năm tốt lành đang mở ra). Chúng ta sẽ càng vui và hy vọng khi ý thức rằng chính Thiên Chúa đang làm chủ vũ trụ và lịch sử này – như […]


Chúa Trời Và Ma Quỷ (27.01.2025 Thứ Hai Tuần III Thường Niên, Năm C)

Thời trước, mỗi năm một lần vào mùa xuân, nhà vua (thiên tử) rời hoàng thành lên Đàn Nam Giao để long trọng cử hành lễ Tế Giao, tức tế Trời. Thực hành này xem ra ứng với việc vị thượng tế mỗi năm một lần vào nơi cực thánh bên trong bức màn Đền […]


Nhiều Sứ Vụ, Một Sứ Mạng Duy Nhất! (26.01.2025 Chúa Nhật III Thường Niên, Năm C)

Hãy hình dung cảnh Tư tế Esdras long trọng đưa sách thánh ra và đọc cho mọi người – và hình dung sự cảm kích đến bật khóc của toàn dân khi tập trung nghe sách thánh như vậy (x. Nkm 8,2-4a.5-6.8-10). Một khung cảnh của cộng đồng dân Chúa trong niềm phấn khích được […]


Nỗi Ám Ảnh “Ngày Sa-Bát” Nơi Những Người Pharisêu (22.01.2025 Thứ Tư Tuần II Thường Niên, Năm C)

Lại là… ngày Sa-bát. Lại có người bệnh. Và lại có những người rình rập săm soi để bắt quả tang Chúa Giêsu vi phạm luật. Quả thực, một lần nữa, Chúa Giêsu lại… phạm luật về ngày Sa-bát! Mà Người cố ý ‘phạm luật’ một cách công khai, dường như muốn nói “các anh […]


Thiên Chúa Hứa Bảo Vệ Phẩm Giá Và Ban Tự Do Cho Ta Trong Đức Kitô (21.01.2025 Thứ Ba Tuần II Thường Niên, Năm C)

Con người thề hứa với nhau, hay với Chúa, thì nhiều khi cũng… ‘may rủi’ thôi. Bởi con người dễ thay đổi, lại bị nhiều giới hạn, và nhiều khi ‘lực bất tòng tâm’. Vì thế, lời thề hứa của con người – với nhau hay với Chúa – trước hết hàm nghĩa rằng mình […]


Cảm Nghiệm Chúa Hiển Linh Cho Mình Và Giúp Chúa Hiển Linh Cho Người Khác (19.01.2025 Chúa Nhật II Thường Niên, Năm C)

Đã là Chúa Nhật 2 Thường Niên, song vẫn còn chủ đề về Hiển Linh, cũng như Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu chịu Phép rửa tuần rồi. Bởi vì như chúng ta biết, cả biến cố Chúa chịu Phép rửa lẫn phép lạ đầu tiên ở tiệc cưới Cana đều được gán ý nghĩa Hiển […]