Các kiểu suy nghĩ vô ích

Ngày đăng: Tháng năm 25, 2022

Sống trong đời sống thánh hiến, ngoài ba lời khấn vâng phục, nghèo khó và khiết tịnh, còn một yếu tố khác không kém phần quan trọng đó chính là đời sống cộng đoàn. Cộng đoàn dòng tu bao gồm tất của những người có cùng một lý tưởng hiến thân. Là tập họp những con người được Thiên Chúa mời gọi để hiệp thông chia sẻ hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa. Đó cũng là nơi các tu sĩ sống đời phục vụ, liên đới và hy sinh theo gương Chúa Giêsu. Chính trong môi trường cộng đoàn mà các tu sĩ hiện diện và đồng hành trong bước đường môn đệ, cùng chia sẻ sứ vụ. Nói cách khác, chúng ta sống tư cách người môn đệ của mình trong môi trường cộng đoàn, vốn là nơi mà đức tin và tình yêu của chúng ta dành cho Đức Giêsu

Vì vậy, ước muốn sâu thẳm trong lòng mỗi một người sống đời thánh hiến đều ước mong mình được hạnh phúc và đem hạnh phúc đến cho anh chị em trong cộng đoàn của mình. Thế nhưng vì nhiều lý do chúng ta lại trở thành những thập giá của nhau. Một trong những lý do đó là ta luôn mang trong mình những kiểu suy nghĩ vô ích làm ảnh hưởng rất lớn trong đời sống chung. Chúng ta cùng nhìn lại, xét duyệt lại biết đâu chính bản thân mình đang mang những suy nghĩ vô ích. Đây cũng là một cách giúp chúng ta tìm lại ước muốn được hạnh phúc và làm cho cộng đoàn mình cũng sống hạnh phúc trong cùng một tình yêu Chúa.

Các kiểu suy nghĩ vô ích

  • Suy nghĩ theo kiểu chọn lọc:

Kiểu suy nghĩ này dễ bị thiên về tiêu cực, không nhận ra điều tích cực. Chẳng hạn như bắt người khác phải thương mình theo cách của mình muốn, nhưng nếu như không đạt được thì cho rằng họ không thương mình, cho rằng mình sống trong cộng đoàn không có tình thương. Đây là một sai lầm gây bao đau khổ cho chính mình, làm cho mình không nhận ra tình thương luôn có. Mỗi người đều thương mình theo cách của họ chỉ là mình không nhận ra thôi.

  • Lý luận theo cảm xúc

Thường suy nghĩ của mình bị cảm xúc chi phối, nếu không làm chủ được cảm xúc nhất thời của mình thì có thể dẫn đến bao nhiểu hiểu lầm trong đời sống cộng đoàn. Vì những điều ta cảm thấy phần lớn là khác với sự thật xảy đến.

  • Suy nghĩ nhảy đến kết luận

Chỉ dùng ý nghĩ của mình để kết luận, phán xét một vấn đề nào đó xảy đến, chứ không dựa vào hành vi sự kiện. Khi chưa biết sự thật thì ta không được quyền kết luận bất cứ điều gì xảy ra.

  • Suy nghĩ đen – trắng

Lúc nào mình cũng muốn rõ rành, rành mạch mọi vấn đề, không chấp nhận được sự dung hòa trong các mối tương quan. Kiểu suy nghĩ này thường làm cho mình nhận xét người khác là ba phải chứ không thấy được sự dung hòa trong cách đối xử với tất cả mọi người.

  • Suy nghĩ cần và phải

Luôn đòi hỏi “tôi phải…, mọi người phải…hay cần làm như vậy,…”. Kỳ vọng không thực tế, quá đòi hỏi, cứng nhắc. Cần phải mềm mại, khéo léo có thể nói “tôi có thể…, mọi người có muốn…, hay mình nên làm thế nào…”.

  • Suy nghĩ kiểu vơ đũa cả nắm

Thường diễn ra với một người có một ký ức không tốt, dễ dàng xét đoán sự việc xảy đến theo kinh nghiệm. Cần cụ thể hóa với tình huống, con người cụ thể. Không tổng quát hóa ngay lập tức mà cần tìm kiếm sự thật.

  • Suy nghĩ thổi phồng sự việc

Kiểu suy nghĩ này dễ thảm họa hóa các vấn đề, suy diễn những tiêu cực có thể xảy đến trước những sai lầm, thiếu xót. Nguyên nhân cũng do một nỗi sợ sâu xa nào đó. Cần nhìn nhận thực tế vấn đề, không quá suy diễn.

  • Suy nghĩ kiểu dán nhãn

Dán nhãn cho chính mình hoặc cho cả người khác, chưa thực sự biết mình cũng không tin tưởng vào sự thay đổi. Cần học tập một lối sống quân bình.

  • Suy nghĩ kiểu cá nhân hóa

Dễ tự trách mình, luôn đổ lỗi cho chính mình. Cần thừa nhận những lỗi lầm của mình để hoán cải, sửa lỗi, còn nếu xét không phải là lỗi của mình thì quên nó đi. Không cần phải áy náy, lo lắng không cần thiết. Cần chuyển từ cá nhân hóa sang nội tâm hóa, nhìn nhận giá trị của bản thân (là một tu sĩ, người được Chúa chọn theo Chúa, yêu mến Chúa,…).

  • Suy nghĩ kiểu phóng đại quá

Làm cho lớn tất cả mọi vấn đề, phóng đại thất bại, khó khăn, phóng đại sai lầm của người khác. Đồng thời lại thu nhỏ những thành công của mình, những cố gắng, hy sinh của người khác. Những điều này chỉ luôn gây ra đau khổ cho chính mình và anh chị em trong cộng đoàn mình.

                        Têrêsa Thanh Xuyên



Bài viết khác

Một Người Cha Giống Như Thiên Chúa

“Con không muốn thông minh, không muốn làm người lịch sự. Con muốn giống như bố cơ!”. Một đứa trẻ 5 tuổi kiêu hãnh nói thế với mẹ của nó. Đối với nó, được giống bố là một điều hạnh phúc. Sau một quãng thời gian dài người ta lo định nghĩa về thế giới […]


Thắp sáng ước mơ

“Con ước mơ được đến trường như các bạn khác, con ước mơ ba mẹ con sẽ sống lại để ở với con, con ước mơ con ngoan ngoãn để mọi người được vui, con ước mơ con sẽ yêu Chúa thật nhiều, con ước mơ con sẽ đi tu như Sơ…”.


My unique self – Cái tôi duy nhất của tôi

Để biết về con người bạn thì hãy nghe những câu chuyện riêng tư của bạn - những ký ức trong quá khứ, những hy vọng trong tương lai và những khó khăn thử thách trong hiện tại.


Tiếp xúc với nhân cách của tôi

Đụng chạm tới nhân cách con người của bạn, là khi bạn bắt đầu nghiêm túc đối diện với câu hỏi căn bản: Tôi là ai?


Giáo dục và ươm mầm trẻ thơ

Giáo dục mầm non đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Trách nhiệm giáo dục của thầy cô giáo là tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.


“Nghề giáo” – “Nghiệp tu”

“Nghề giáo” tự thân gắn liền với ơn gọi thánh hiến. Không có việc phục vụ nào nằm ngoài mục tiêu giáo dục con người. “Một nghề phải chín, giỏi luôn chín nghề”, một trong chín, chín trong một mà chị em đều phải chín là “nghề giáo”.


Mặt nạ

“Mặt nạ được thiết kế một mặt để gây ấn tượng nhất định với người khác và mặt khác để che giấu bản chất thực sự của một cá nhân.”(Carl Jung) Mỗi người tự khoác lên cho mình chiếc mặt nạ, tự đánh mất bản chất thật, con người thật và nhất là hạnh phúc thật mà Thiên Chúa ban.