Các Phụ Nữ Đi Theo Chúa Giêsu (20.09.2024 Thứ Sáu Tuần XXIV Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng Chín 19, 2024

Luca đề cập đến nhóm nữ môn đệ đi theo Chúa Giêsu bên cạnh Nhóm 12. Họ có hoàn cảnh xuất thân khác nhau. Và vai trò của họ được ghi nhận là “đã lấy của cải mình mà giúp Người”. Đề cập này khá ngắn, chỉ 3 câu đầu Chương 8, nhưng ý nghĩa đầy hàm súc, nếu ta đặt trong bối cảnh phẩm giá và vai trò của phụ nữ khá bị rẻ rúng vào thời ấy trong xã hội và tôn giáo Do thái.

Ngày nay, các nữ môn đệ không còn chỉ là “lấy của cải mình mà giúp” Chúa Giêsu và Hội Thánh. Phụ nữ ngày càng đứng vào đời sống và sứ mạng của Hội Thánh một cách đĩnh đạc hơn. Hãy nghĩ đến vai trò của các nữ tu trong mọi lãnh vực. Hãy nghĩ đến vai trò của các bà, các cô, các chị em giáo dân tại các giáo xứ và trong các hiệp hội, đoàn thể tông đồ…

Nhưng công cuộc thăng tiến phụ nữ và nhìn nhận/tôn trọng phẩm giá phụ nữ vẫn còn nhiều việc để làm. Phụ nữ vẫn còn là nạn nhân của não trạng kỳ thị giới tính mức nào đó trong gia đình, trong xã hội và trong Giáo hội. Phụ nữ vẫn là thành phần rất dễ bị tổn thương, và rất dễ làm mồi cho nạn cường quyền, giáo sĩ trị… Khi Đức thánh cha Phanxicô nói về phẩm giá phụ nữ trong Giáo hội, ngài đã giảng giải rõ về sự bình đẳng căn bản của mọi thành phần trong Nhiệm Thể Chúa Kitô và về bản chất phục vụ của quyền bính (x. Evangelii gaudium, 104). Không có chỗ cho ‘giáo sĩ trị’!

Nhiều người đoán rằng không có sự hiện diện của phụ nữ trong Bữa Tiệc Ly. Nhưng có điều này không phải đoán, mà thật chắc chắn: Bên Thánh giá Chúa Giêsu chỉ có Đức Maria và các nữ môn đệ, không có nam môn đệ nào cả, ngoại trừ Gioan! Và một trong các nữ môn đệ ấy, chị Maria Madalena, sẽ trở thành người đầu tiên loan báo Tin Mừng Chúa sống lại!

Và cho tới nay, mới chỉ có một người ‘theo gót’ Chúa Giêsu lên trời cả hồn và xác – người đó là một phụ nữ!

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Tội Lỗi Nhiều, Được Tha Thứ Nhiều (19.09.2024 Thứ Năm Tuần XXIV Thường Niên)

Được tha nhiều nên yêu mến nhiều! Nhưng cũng có thể đọc thấy hàm ý ngược lại: Yêu mến nhiều nên được tha nhiều! Bởi ở đây, Chúa Giêsu tuyên bố với người phụ nữ: “Tội con được tha thứ… Lòng tin của con đã cứu con, hãy về bình an!”


Vượt Lên Khỏi Ấu Trĩ Để Sống Đức Ái (18.09.2024 Thứ Tư Tuần XXIV Thường Niên)

“Chúng tôi đã thổi sáo… mà các anh không nhảy múa. “Chúng tôi đã hát những điệu bi ai, mà các anh không khóc lóc”. Những đứa trẻ chơi với nhau, thường phản ứng trách móc như thế với nhau. Ta gọi là thái độ ‘qui ngã’, lấy mình làm tiêu chuẩn, làm điểm qui […]


Chúa Trông Thấy, Chúa Động Lòng Thương…(17.09.2024 Thứ Ba Tuần XXIV Thường Niên)

Các sách Phúc Âm kể chuyện Chúa Giêsu ĐỘNG LÒNG THƯƠNG rất thường xuyên. Bởi Người là ‘misericordiae vultus’, ‘khuôn mặt của Lòng Thương Xót’ của Chúa Cha! Một trong những trình thuật đó là câu chuyện Người cho chàng thanh niên là con trai một của bà góa ở Naim sống lại. Vì Người […]


Thánh Thể, Bí Tích Của Đức Tin Và Đức Ái (16.09.2024 Thứ Hai Tuần XXIV)

Ông sĩ quan vừa tin tưởng Chúa Giêsu có năng lực chữa lành người đầy tớ mình, vừa ý thức rằng mình bất xứng, không đáng Chúa Giêsu bước đến nhà… Chúa Giêsu đã khen ngợi lòng tin mạnh mẽ ấy. Chính lòng tin ấy đã rút được năng lực chữa lành từ Chúa Giêsu […]


Hãy Nhìn Lên “Con Rắn Rồng” Giêsu! (14.09.2024 Thứ Bảy Tuần XXIII)

Hãy để ý, thuở ấy, những người bị rắn cắn không phải làm gì cả ngoài việc NHÌN LÊN con rắn đồng. Thế là được chữa lành, được cứu! Hành động ‘nhìn lên’ con rắn đồng ấy chính là TIN vào Chúa Giêsu Kitô - như được nói rõ trong câu Ga 3,16 trên. Con rắn đồng là Đấng chịu đóng đinh trên thập giá! TIN ở đây hoàn toàn đồng nghĩa với TRÔNG CẬY, tức tin tưởng, hy vọng, tín thác…


Cái Xà Và Cái Rác – Chuyện Thật Mỉa Mai (13.9.2024 Thứ Sáu tuần XXIII Thường Niên)

“Tôi đã nên mọi sự đối với mọi người… Tôi đấu võ, không phải như đấm vào không khí, nhưng tôi chế ngự thân xác, bắt nó tùng phục tôi, kẻo lỡ ra tôi giảng dạy cho kẻ khác, mà chính tôi phải bị loại ra chăng”… Những dòng tâm sự này của Phaolô cho […]


Phải Khác Thói Đời, Thì Mới Là Môn Đệ Thừa Sai! (12.9.2024 Thứ Năm tuần XXIII Thường Niên)

Yêu kẻ thù, chìa luôn má kia, đưa luôn áo trong, ai xin hãy cho, ai vay gì đừng đòi lại… Những câu này ở chương 6 Tin Mừng Luca là một phiên bản tương ứng với Bài Giảng Trên Núi trong Tin Mừng Máttheu. Chính Chúa Giêsu đúc kết giáo huấn triệt để của Người ở đây: “Anh em hãy nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”. Nhân từ là THƯƠNG XÓT! Misericordes sicut Pater - thương xót như Chúa Cha!


Cánh Chung Và Siêu Thoát (11.09.2024 Thứ Tư Tuần XXIII Thường Niên)

Các mối phúc (và các mối ‘khốn’) trong Luca đều là những ‘lời hứa’ – theo nghĩa rằng người ta SẼ được Nước Thiên Chúa, được no đầy, được vui cười, được phần thưởng bội hậu trong viễn tượng CÁNH CHUNG. Ở chiều ngược lại, người ta SẼ không được phần an ủi, sẽ phải […]


Giáo Hội Là Bí Tích Của Triều Đại Thiên Chúa (10.9.2024 Thứ Ba Tuần XXIII Thường Niên)

Chúa Giêsu lập Nhóm 12 làm nền tảng cho Giáo hội. Nhưng Giáo hội không phải là một ‘hội’ ở giữa các hội khác, kiểu như một tổ chức phi chính phủ – mà Giáo hội là bí tích của Nước Thiên Chúa (hay của Triều đại Thiên Chúa)! Nhớ rằng Nước Thiên Chúa còn […]


Biết Quyết Liệt Và Biết Bao Dung (09.9.2024 Thứ Hai Tuần XXIII Thường Niên)

Mấy tiếng “ngày Sa-bát” trong Phúc Âm nghe thật ám ảnh… vì đây là một đầu mối căng thẳng giữa Chúa Giêsu và giới kinh sư, biệt phái. Đây cũng là then chốt giúp hiểu giáo huấn của Chúa Giêsu (nhân bản, nhân đạo) và hiểu vấn đề đặc trưng nơi người Do thái đương […]


Thiên Chúa Giải Phóng Những Người Khốn Khổ (08.9.2024 Chúa Nhật XXIII Thường Niên)

phata! Chúa Giêsu chữa người câm điếc. Nhưng các vị giảng thuyết hôm nay không nên chỉ tập chú vào ‘câm’ và ‘điếc’, chẳng hạn tập chú vào bài học luân lý liên quan đến cách nói, cách nghe… Vì Lời Chúa hôm nay còn có cả ‘mù’, ‘què’… và bao nỗi khốn khổ khác nữa! Vâng, những người khốn khổ có đó, và Thiên Chúa giải phóng họ, phục hồi họ.