Kiên Nhẫn Là Dấu Hiệu Của Hy Vọng, Tức Đức Cậy Kitô Giáo(24.05.2024 Thứ Sáu Tuần VII Thường Niên)

Ngày đăng: Tháng năm 23, 2024

“Anh em đừng kêu trách lẫn nhau, để khỏi bị lên án. Kìa quan toà đã đứng trước cửa. Anh em hãy học gương kiên nhẫn và chịu đựng trong gian khổ của các tiên tri, là những người đã nói nhân danh Chúa. Ðây chúng ta gọi những người đã kiên nhẫn đau khổ là có phúc. Anh em đã nghe nói đến sự kiên nhẫn của Gióp và đã thấy kết cuộc Chúa dành để cho ông, vì Chúa đầy lòng thương xót và lân mẫn.”

Đoạn Thư thánh Gia cô bê này lặp đi lặp lại từ “kiên nhẫn”. Rõ ràng thông điệp kêu gọi lòng kiên nhẫn. Kiên nhẫn là bền bỉ chịu đựng trong hy vọng. Ngay cả trong hoàn cảnh vô vọng, người kiên nhẫn vẫn bền bỉ chịu đựng, bền bỉ bước đi, không bỏ cuộc… thì đó là dấu cho thấy người ta thực sự không vô vọng, mà vẫn cứ còn hy vọng cách thâm sâu. Nhiều bậc cha mẹ cho thấy có khả năng kiên nhẫn như thế với con cái. Nhiều người vợ, chồng có khả năng kiên nhẫn như thế đối với nhau. Và nhiều người khác nữa, trong các mối tương quan mật thiết!…

Đó là những sự kiên nhẫn phản ánh mức nào đó lòng kiên nhẫn của chính Thiên Chúa. Bởi Thiên Chúa là Đấng Kiên Nhẫn đối với chúng ta! Trong lời tuyên tín cá nhân của mình, tân linh mục Jorge Bergoglio (tức Giáo hoàng Phan xi cô sau này) đã viết: “Tôi tin vào sự kiên nhẫn của Chúa, Đấng luôn đón nhận, và nhân hậu như đêm hè”. Một tân linh mục Việt Nam đã nói về thân mẫu mình trong dịp tạ ơn chịu chức: “Mẹ là mặc khải lớn nhất và sống động nhất cho tôi về sự nhẫn nại của Đức Chúa Trời”…

Làm sao chúng ta không cảm động tận đáy lòng khi đứng trước tình thương đầy kiên nhẫn của ai đó dành cho mình? Nhưng con người ngày nay ngày càng sa sút trong khả năng kiên nhẫn đối với nhau. Đó là lý do tại sao Đức Phan xi cô nêu ‘kiên nhẫn’ như dấu hiệu thứ nhất của sự thánh thiện trong thế giới ngày nay (x. Chương 4, Tông huấn Gaudete et exsultate).

Bởi kiên nhẫn là dấu hiệu của hy vọng, của đức cậy Kitô giáo! Đến lượt nó, đức cậy là dấu hiệu của đức tin – vì thế, không phải ngẫu nhiên mà chủ đề được chọn cho Năm Thánh 2025 là “Những Người Lữ Hành Hy Vọng”. Để ý, bạn sẽ thấy các sứ điệp gần đây của Đức thánh cha thường xuyên xoáy vào niềm Hy Vọng này.

Vâng, thế giới càng ngổn ngang các vấn đề, sự dữ càng lấn lướt, thì Hội Thánh càng cần phải củng cố chứng tá và chứng từ về kiên nhẫn và hy vọng.

Lm. Lê Công Đức



Bài viết khác

Sự An Toàn Của Tôi Là Gì, Ở Đâu? (21.10.2024 Thứ Hai Tuần XXIX Thường Niên)

Tiền bạc, của cải… với tất cả mãnh lực của nó như mọi người biết, thì cuối cùng nó là gì? Nó là sự an toàn của người ta! Ít tiền của thì an toàn ít, nhiều tiền của thì an toàn nhiều… Bởi tiền của là để mua, hoặc đổi chác. Không mua được […]


Ngày Của Thánh Luca (18.10.2024 Thứ Sáu Tuần XXVIII Thường Niên)

Đoạn cuối Thư 2 Timôthê được chọn cho ngày lễ kính thánh Luca, tác giả sách Tin Mừng, bởi vì có đề cập đến Luca trong một câu ngắn ngủi: “Chỉ còn một mình Luca ở với tôi”. Muốn đo lường hết ‘trọng lượng’ của đề cập ngắn ngủi này, chúng ta phải đọc toàn […]


Rất Cần Phân Định Để Hành Động Đúng (17.10.2024 Thứ Năm Tuần XXVIII Thường Niên)

Tại sao người Do thái đương thời xây mồ mả cho các tiên tri thời trước mà việc này lại bị Chúa Giêsu khiển trách? Có vẻ như sự khiển trách này phi lý, vì chẳng lẽ việc xây mồ mả cho các tiên tri là sai!… Hay đây là một ‘thủ pháp’ của Chúa […]


Chúng Ta Đang Mang Loại Hoa Trái Nào, Của Thần Khí Hay Xác Thịt? (16.10.2024 Thứ Tư tuần XXVIII Thường Niên)

Chúng ta đã ít nhiều quen với cách thánh Phaolô trình bày sự đối lập giữa thần khí và xác thịt, giữa ân sủng và lề luật. Sự phân biệt ấy sẽ quyết định tình trạng tự do hay nô lệ, sống hay chết của người ta. Bản văn Thư Galat hôm nay có một […]


Thánh Têrêsa Avila, Bậc Thầy Của Cầu Nguyện Và Của Kinh Nghiệm Kết Hợp Thần Nhiệm (15.10.2024 Thứ Ba tuần XXVIII Thường Niên)

Thánh Têrêsa Avila, nhà Cải cách Cát minh hồi thế kỷ 16, đã sớm vượt ra ngoài khung cảnh Cát minh và trở thành một tượng đài ‘kinh nghiệm tâm linh’ của toàn Giáo hội. Ngài được nhìn nhận là một bậc thầy kiệt xuất về cầu nguyện, cách riêng tâm nguyện (mà chúng ta […]


Đừng Mang Lấy Ách Nô Lệ Một Lần Nữa! (14.10.2024 Thứ Hai Tuần XXVIII Thường Niên)

“Ở đây còn có người hơn Salomon nữa… Ở đây còn có người hơn Giôna nữa”. Cả một đám đông dân chúng tụ tập ở đó… và Chúa Giêsu lên tiếng bình luận/cảnh cáo về họ: “Đây là thế hệ gian ác…”! Người nhắc lại chuyện ngôn sứ Giona với dân thành Ninive, chuyện vua […]


Yêu Mến Và Tìm Kiếm Sự Khôn Ngoan Đích Thực (13.10.2024 Chúa Nhật XXVIIIThường Niên)

Tìm kiếm sự KHÔN NGOAN hơn tất cả gì khác! Đó là thông điệp của Lời Chúa ngày Chúa Nhật 28B Thường niên. Sách Khôn ngoan so sánh giữa giàu sang và khôn ngoan, và tuyên bố rõ ràng: giàu sang chỉ là con số không! “Tôi coi khôn ngoan hơn vương quốc và ngai […]


Nghe Và Giữ Lời Thiên Chúa Thì Có Phúc Hơn (12.10.2024 Thứ Bảy Tuần XXVII Thường Niên)

Hôm qua ta đã thấy lòng tin vào Chúa Giêsu Kitô thật có tầm quan trọng quyết định biết bao. Nhưng lòng tin ấy không chỉ là chuyện tương quan giữa tôi với Chúa mà thôi. Nó biến đổi căn tính của mỗi người tin và thiết lập tương quan mới mẻ giữa họ, như […]


Dựa Vào Lề Luật Hay Dựa Vào Đức Tin? (11.10.2024 Thứ Sáu Tuần XXVII Thường Niên)

Đoạn Thư Galat hôm nay (3,7-14) là một trong những bản văn rõ ràng dứt khoát nhất của thánh Phaolô nói về đức tin đối ứng với lề luật. “Không ai được công chính hoá trước mặt Chúa bởi lề luật… Người công chính sống bởi đức tin”. Nhớ lại, trong lịch sử Cựu ước, […]


Hãy Xin, Sẽ Được…(10.10.2024 Thứ Năm Tuần XXVII Thường Niên)

Ai xin cũng muốn được. Người vay ba chiếc bánh lúc nửa đêm sẽ được đáp ứng, nếu không vì gia chủ sốt sắng quan tâm trên nền tảng tình bạn (tương ứng với tính đặc sủng), thì ít ra cũng vì gia chủ muốn tránh sự quấy rầy (tức đáp ứng thuần tuý bên ngoài, chứ không có tấm lòng bên trong, điều này tương ứng với bình diện cơ chế). Con người “gian ác” còn ứng xử như thế, HUỐNG CHI Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn tốt lành! Kết luận ở đây: Chúng ta có tất cả lý do để cầu xin, để kiên nhẫn cầu xin.


Học Kinh Nghiệm Từ Những Vố Bị Quê… (08.10.2024 Thứ Ba Tuần XXVII Thường Niên)

Nhiều khi chỉ cần ôn lại những trường hợp đây đó người ta bị ‘quê’ trong các câu chuyện Thánh Kinh cũng rất hữu ích cho ta cảnh giác với cách suy nghĩ chủ quan nông cạn của mình và học biết cẩn trọng phân định ý Chúa. Hôm nay có hai câu chuyện bị […]


Lễ Đức Mẹ Mân Côi (07.10.2024 Thứ Hai Tuần XXVII Thường Niên)

Sự kiện Truyền Tin mở màn toàn bộ biến cố Chúa Giêsu Kitô, với mầu nhiệm Nhập thể… Căn gác thượng, nơi của biến cố Hiện Xuống, đánh dấu sự chuyển tiếp từ biến cố Chúa Giêsu Kitô sang thời đại của sứ mạng Hội Thánh. Cả hai cảnh này đều có mặt Đức Maria […]