Valentine, Ego Love and Authentic Love 

Ngày đăng: Tháng hai 14, 2023

Nhiều người không phân biệt được sự khác nhau của việc: “Ta yêu một người vì ta cần họ” và “Ta cần một người vì ta yêu họ”.

Có nghĩa là, nếu như bạn yêu một người chỉ vì nếu thiếu đi người đó, bạn có thể sẽ không có được thứ mà bạn cần, ví dụ như bạn yêu họ vì bạn cần hơi ấm, bạn cần cái ôm của họ; bạn yêu họ vì bạn cần sự bao bọc, chở che, những lời khuyên của họ; bạn yêu họ vì bạn tìm được sự bình yên ở bên họ – thứ mà thiếu đi họ bạn sẽ ko cảm nhận được dễ dàng; hoặc như, bạn yêu họ vì họ san sẻ kinh tế cho bạn, bạn yêu họ vì họ tặng bạn những thứ bạn không tự mua được hoặc không dễ dàng tự mình mua được; bạn yêu họ vì họ cho bạn những món ăn ngon mà bạn sẽ phải rất vất vả mới được nếm thử,..

Vậy, bạn yêu một người vì bạn CẦN họ.

1. Bạn cần họ để lấp đầy khoảng trống bên trong bạn, là bạn nương nhờ vào sự xuất hiện của họ để che đi cảm giác bất lực bên trong mình, cảm giác vùng vẫy mà bạn không tin rằng bạn có thể tự mình thoát ra được.

Còn khi bạn cần một người vì bạn yêu họ thì sao? Một nhà khoa học (Silva) diễn giải rằng, từ “tình yêu” (love) là một động từ, chứ không phải là một danh từ. Có nghĩa là tình yêu là một hành động, chứ không phải là một biểu tượng hay một danh từ tượng trưng. Nếu như bạn cần ai đó, cái bạn cần là sự chú ý của họ, bạn cần những thứ cảm xúc mà bạn nhận được từ họ. Thì khi yêu, bạn đem tình cảm, suy nghĩ và thời gian của bạn gửi gắm lên họ, như một cách bày tỏ sự quan tâm, chăm sóc của bạn đến người đó.

Là bạn chỉ yêu họ, bạn không cần gì khác ngoài cái cảm giác hạnh phúc khi mà bạn làm điều gì đó cho họ. Cái cảm giác đó khiến bạn vui vẻ, cái cảm giác hạnh phúc xuất phát từ những việc mà bạn làm, chứ không phải là việc mà họ làm. Bạn cần họ vì bạn yêu họ, nghĩa là không có họ cũng không sao cả. Nghĩa là không có họ, thể giới của bạn cũng sẽ không hoàn toàn sụp đổ.

Nhưng bạn chỉ đơn giản muốn có họ ở bên cạnh, bạn muốn tự mình chăm sóc và yêu thương người ấy, vì bạn tin rằng người ấy quá tốt để bị ai khác làm tổn thương. Bạn cần họ, vì bạn tin rằng bản thân bạn có đủ sự ấm áp mà người đó cần, thế thôi.

Và bạn biết rằng người đó xứng đáng với một người sẵn sàng làm tất cả vì họ. Cho nên yêu bản thân bạn thật nhiều thì mới không tự làm mình tổn thương, bản thân phải lành lặn nguyên vẹn thì mới có thể bảo vệ người mà chúng ta muốn bảo vệ. Việc bạn không yêu chính mình sẽ gián tiếp làm đau người ở bên cạnh bạn.

𝗟𝘂𝘀𝘁 𝘃𝗲𝗿𝘀𝘂𝘀 𝗟𝗼𝘃𝗲

Gần đây mình đọc được trong cuốn sách “We need to talk about LOVE” của Laura Mucha có nói đến sự khác biệt rõ ràng của ham muốn, thèm khát mãnh liệt một người trong tình yêu (lust) và tình yêu (love). Nếu so sánh, thì “lust” sự thèm khát sự chú ý của ai đó sẽ như một màn pháo hoa rực rỡ ánh sáng trên bầu trời – còn love thì lại như những đốm lửa lách tách cháy trong ngọn lửa đêm cắm trại. Ta phải châm củi liên tục, ta phải để ý đến ngọn lửa và giữ nó ấm cháy – nếu không nó sẽ tắt dần; trong khi cảm giác khao khát mãnh liệt một ai đó xuất hiện dữ dội và bùng cháy với những âm thanh tiếng nổ sét đánh đùng đùng trong tim, nhưng nó sẽ qua đi rất nhanh nếu ta vô tình gạt cảm giác ấy ra khỏi tâm trí.

Mong rằng mỗi chúng ta, ai cũng phân biệt được rằng tình cảm mà bạn dành cho một người là “lust” hay “love”.

2. Các nhà tâm lý học tình nhận định rằng tình yêu thường có những kiểu khác nhau, ví như tình yêu xuất phát từ cái tôi (Ego love) và tình yêu xuất phát từ tâm hồn (soul love).

Tình yêu xuất phát từ cái tôi là khi ai đó yêu một người và không ngừng mong muốn người đó (mong muốn cả thể chất lẫn tâm hồn), là khi ta muốn biết tất cả mọi thứ về họ: suy nghĩ, cảm xúc của họ; họ cần gì, họ muốn gì, quá khứ của họ như thế nào, muốn trở thành hiện tại của họ, và muốn cả 2 phải cùng mơ về một tương lai giống nhau. Và rồi, chúng ta cũng mong muốn họ phải làm điều tương tự với chúng ta. Tình yêu từ cái tôi được tạo ra từ những điều kiện và mong muốn cá nhân. Tình yêu này sẽ như là: “em yêu anh, nhưng anh phải thay đổi abc xyz”, “em muốn có hạnh phúc, nên hạnh phúc của anh cũng phải gắn liền với em”. Tình yêu từ cái tôi sẽ luôn có điều kiện, và luôn gắn liền với mong muốn nào đó.

Có nghĩa là, nếu như người đó không làm theo những điều mà trong lòng bạn muốn, hay phá vỡ cái mong muốn tươi đẹp trong lòng bạn, bạn sẵn sàng làm họ đau khổ, làm họ thấy tội lỗi, điều khiển cảm xúc của họ.

Tuy nhiên, loại còn lại – tình yêu xuất phát từ tâm hồn không có bất kì sự kiểm soát hay áp đặt mong muốn nào cả. Là chúng ta thực sự mong cầu họ hạnh phúc, thậm chí hạnh phúc đó không có chúng ta. Là “em yêu anh, cho dù anh không muốn có em. Em sẽ không làm tổn thương anh và cũng không gây ảnh hưởng gì tới anh nếu như anh quyết định không bước vào cuộc đời em/ không yêu em nữa.”

Có nghĩa là nếu bạn yêu họ từ tâm hồn, từ thực tâm mong họ hạnh phúc. Thì dù cho người đó có sai lầm, có phản bội bạn thì bạn cũng sẽ chọn cách rời đi mà không làm tổn thương họ. Bạn sẽ hy vọng rằng sự phản bội đó có thể khiến họ hạnh phúc, bạn sẽ nghĩ rằng nếu như người kia cho họ hạnh phúc hơn thứ mà bạn có thể làm. Nếu như ở bên người khác, người đó đối xử tốt với họ, tại sao lại ngăn cản? Điều khiến bạn đau khổ sẽ là là suy nghĩ ‘liệu người khác có làm họ hạnh phúc, có yêu họ thật lòng như bạn yêu hay không?”, “nếu người kia không trân trọng họ thì sao?” chứ không phải là cảm xúc căm ghét vì bạn mất đi “thứ mà bạn nghĩ là thuộc về bạn”.

Tình yêu từ tâm hồn cần sự kiên nhẫn, sự thấu hiểu bản thân mình. Nếu bạn thực sự muốn chuyển từ tình yêu xuất phát từ cái tôi sang tình yêu từ tâm hồn, bạn nên ngẫm nghĩ xem điều gì khiến bạn yêu người đó? Là những cái họ cho bạn, những thứ đó người khác có thể cho bạn hay không? Và nếu không có những thứ bạn thich ở họ, bạn có còn yêu họ nữa hay không?

Mình từng đọc ở đâu đó rằng, khi bạn để gai nhọn của thế giới này cắm đầy người, thì người bị tổn thương tiếp theo chính là người muốn ôm lấy bạn.

Sẽ không có ai đó xuất hiện và cứu rỗi cuộc đời của chúng ta. Sẽ không có chàng hoàng tử cưỡi ngựa trắng nào đến xoa dịu đi nỗi đau và sự cô đơn, trống vắng trong lòng chúng ta.

Chúng ta, có sứ mệnh phải tự cứu rỗi lấy cảm xúc và cuộc đời mình. Đừng tiếc nuối những thời gian cô đơn một mình, hay phải một mình ra ngoài vào dịp lễ. Nếu chúng ta không dám đối diện với bản thân, không biết mình là ai, thì làm sao người khác có thể yêu được con người thật của bạn?

Hãy trở thành một ngôi nhà ấm áp của bản thân, xây nó mỗi ngày, từng bước một.

3. Với những người đã và đang tự trách bản thân mình sau một cuộc tình rằng:” Mình đã làm gì sai?”, “Tại sao anh ấy lại không yêu mình nữa?”. Câu trả lời thực ra lại rất tích cực: Là vì chưa phù hợp. Là bạn và anh ấy đều chưa có điều mà đối phương tìm kiếm, hoặc chưa đủ. Không bao giờ là lỗi của ai cả, mà là điều bạn cần anh ta không có đủ, điều anh ấy cần có thể lại ở nơi khác. Không phù hợp, không phải là lỗi của bất kì ai!

Giống như không phải ai cũng làm việc ban ngày, không phải ai cũng dậy sớm. Nếu vào 6h sáng bạn đem một tô bún bò đến trước mặt một người hay dậy trễ, cho dù có ngon đến mấy họ cũng sẽ chỉ muốn ngủ tiep chứ không muốn ăn.

Cũng như, nếu bạn đưa một tô cơm trắng xì dầu trước mặt một người đang đói, họ sẽ ăn sạch.

Vậy đó, không phải là bạn không tốt, mà là họ chưa rung động nhiều đến mức phải giữ bạn lại mà bỏ qua thứ họ muốn mà thôi.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói: “Khi bạn yêu một điều gì đó, hãy để nó tự do.”

Cũng như khi bạn yêu một ai đó, hãy để họ tự do.

Tự do không có nghĩa là vô tâm vô phế vô trách nhiệm, mà là để họ được làm chính mình, để họ được sống theo ý họ muốn.

4. Lễ tình nhân – chúc mừng và cảm ơn tình yêu mà ta dành cho bản thân

Nếu như chúng ta chỉ yêu và hiểu bản thân mình có 20%, thì khi người khác đến và yêu bạn 30% – bạn sẽ nghĩ rằng họ yêu bạn quá nhiều, hơn hẳn 10% luôn. Nhưng thực ra, con số 30% nó còn chưa tới được 1 nửa của thang điểm. Có nghĩa là, nếu bạn không yêu bản thân đủ nhiều thì bạn sẽ dễ dàng chấp nhận tình yêu hời hợt của người khác và chấp nhận nó một cách tôn sùng. Nhưng nếu bạn yêu bản thân 100%, người khác sẽ phải yêu bạn hơn cả con số đó thì bạn mới chấp nhận họ, và họ sẽ phải trân trọng giá trị của bạn, tôn trọng và yêu thương bạn rất nhiều thì mới làm được điều đó.

Chăm sóc cơ thể như cách mà bạn muốn chăm sóc người khác, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, nếu bạn thấy mình vượt quá số cân nặng mà bạn muốn, thay vì nhịn ăn hoặc uống thuốc giảm cân, hãy tìm hiểu những cách ăn uống làm sao mà vừa có tác dụng, vừa không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu bạn thấy da bạn không được mịn như bạn muốn, hãy bắt đầu từ việc dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết. Nếu bạn thấy bản thân mình không có khiếu ăn nói, hãy bắt đầu bằng cách thận trọng lời nói, nếu như không chắc chắn thì tốt nhất là không cần nói ra.

Cuộc sống này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu chúng ta luôn nhớ trong lòng rằng những người xung quanh, gia đình, bạn bè, người yêu – họ không phải là chúng ta. Đừng hi vọng họ sẽ nói những lời mà chúng ta sẽ nói, làm những việc mà chúng ta sẽ làm, hay cảm nhận được những điều mà chúng ta sẽ cảm nhận. Nếu như bạn muốn họ phải làm những điều mà bạn nghĩ là đúng, là nên làm thì bạn sẽ chỉ tìm thấy sự thất vọng, đổ vỡ và nhận lấy cảm giác như “cuộc sống này không công bằng”. Đừng đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử, hãy đối xử với họ theo cách mà họ muốn được đối xử. Tất cả chúng ta đều khác nhau, và đôi mắt của họ sẽ nhìn thấy những mảng màu cuộc sống khác với đôi măt của bạn. Sẽ thật kì cục nếu chúng ta hi vọng họ có thể nhìn thấy những điều mà chúng ta nhìn thấy, và ngược lại, nếu bạn không nhìn thấy thứ họ đã từng thấy, bạn lấy quyền gì mà nói rằng bạn hiểu và yêu họ hoàn toàn?

Link tiếng anh về ego love và authentic love https://thriveglobal.com/…/ego-love-or-authentic-love…/

Nguồn: Nguyễn Lê Hoài Thương – Psychology facts – Tâm lý học và xã hội học Việt Nam



Bài viết khác

SỐ PHẬN ĐAU KHỔ CỦA NHỮNG NGƯỜI CẢ ĐỜI KHÔNG CẢM THẤY SUNG SƯỚNG (ANHEDONIA)

Theo triết gia Hy Lạp cổ đại Epicurus, niềm vui là sự khởi đầu và kết thúc của một cuộc sống hạnh phúc.


8 Cách Hiệu Quả Để Đối Phó Với Những Người Khó Ở (Difficult People)

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn luôn gặp những người khó chịu và khó ở; và trừ phi bạn muốn sống trong hang núi Hy Mã Lạp Sơn, bạn sẽ phải học cách đối phó với những người này. Chúng ta không nên để những người khó ở làm xáo trộn tâm bình yên […]


25 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Có “Một Đứa Trẻ Bên Trong Bị Tổn Thương”

Hãy chú ý đến những dấu hiệu này. Chúng sẽ giúp bạn tìm hiểu mức độ bị tổn thương của đứa trẻ bên trong mình và mức độ bạn cảm thấy “thiếu an toàn” trong thế giới hiện tại. Càng nhiều dấu hiệu bạn trả lời “Đúng” thì bạn lại càng cần phải xem xét […]


Các Chỉ Số Thông Minh

Theo Các Nhà Tâm Lý Học, Có Bốn Loại Thông Minh: 1) Trích dẫn thông minh (IQ) 2) Trích dẫn cảm xúc (EQ) 3) Trích dẫn xã hội (SQ) 4) Trích dẫn nghịch cảnh (AQ) 1. Intelligence Quotient (IQ): đây là thước đo mức độ hiểu biết của bạn. Bạn cần IQ để giải toán, […]


12 Kiểu Cha Mẹ Thất Bại Trong Nuôi Dạy Con, Là Nguyên Nhân Dẫn Đến “Sự Trống Rỗng Cảm Xúc” Của Con Cái

Cha mẹ là những người quan tâm đến lợi ích tốt nhất của con cái họ. Nhưng rất nhiều bậc cha mẹ thất bại trong kết nối tình cảm với con cái. Họ yêu thương con cái mình thật lòng. Họ chỉ không biết cách cho con cái của mình những gì chúng cần. Trong […]


Làm Thế Nào Bạn Biết Rằng Bạn Đã Trưởng Thành Về Mặt Cảm Xúc?

Dưới đây là 26 gợi ý dành cho bạn 1. Bạn nhận ra rằng phần lớn những hành động tệ hại của những người khác thực chất xuất phát từ nỗi sợ hãi và lo lắng – thay vì, như chúng ta hay dễ dàng ngộ nhận, sự xấu xa hay ngu ngốc. Bạn bỏ […]


4 Giai Đoạn Của Cuộc Đời  

Hãy đọc bài viết để biết bạn đang ở giai đoạn nào (hay đang mắc kẹt ở giai đoạn nào), nó định hình cuộc sống của bạn ra sao và suy ngẫm về chuyện liệu bạn muốn sống cuộc đời của mình như nào?


Quay Sự Tôn Trọng Hướng Vào Trong

“Tất cả mọi người đều tìm kiếm sự tôn trọng từ những người khác bởi vì lý do đơn giản không một ai biết cách tự tôn trọng chính mình."